Loãng xương ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ khi mang thai có rất nhiều sự biến đổi về mặt cơ thể cũng như tâm lý, bên cạnh đó là những tiềm ẩn về bệnh tật có thể mắc phải trong quá trình mang thai, một trong những chứng bệnh hay gặp là loãng xương.

Tìm hiểu chứng loãng xương ở mẹ bầu

Những biểu hiện của chứng loãng xương ở bà bầu

Ở giai đoạn đầu của tình trạng loãng xương có các biểu hiện thường gặp như: gãy móng, răng lung lay và rụng tóc. Đặc biệt, tóc rụng nhiều nhất là sau khi gội, móng giòn, dễ gãy, răng vàng, dễ lung lay. Một triệu chứng điển hình khác đó là đau lưng, đây là dấu hiệu đặc trung nhất của loãng xương, xuất hiện những cơn đau có thể thoáng qua hoặc dai dẳng tùy theo lượng canxi bị thiếu hụt

Triệu chứng tiếp theo hay gặp đó là chuột rút và đau nhức cơ bắp. Ngoài những cơn đau nhức ở đùi, bắp chân, bàn chân, các mẹ bầu bị thiếu canxi còn có dấu hiệu tê buốt chân tay, chuột rút thường xuyên. Cơn đau và tê buốt đặc biệt xuất hiện nhiều về đêm.

Biểu hiện của loãng xương cấp độ nặng hơn là hiện tượng co giật các cơ ở mặt hoặc tứ chi, bàn tay và ngón tay chân co rúm. Hiện tượng đó là dấu hiệu của việc hạ canxi máu quá mức. Đây được xác định là một chứng bệnh khá thường gặp và gây ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ khi mang thai.

Chế độ ăn hợp lý và điều độ giúp mẹ phòng tránh được bệnh loãng xương

Nguyên nhân khiến các mẹ bầu thường bị loãng xương là gì?

Ở phụ nữ mang thai có sự tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương. Ngay việc đi tiểu nhiều hơn dẫn đến việc canxi bị đào thải khỏi cơ thể thường xuyên hơn. Thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển và nhu cần canxi càng cao. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, do nhu cầu canxi để phát triển xương khớp thai nhi nên cuống rốn tiết ra một lượng estrogen lớn. Việc giảm estrogen gây cảm trở việc hấp thụ canxi của xương trong cơ thể người mẹ.

Một chế độ ăn giàu canxi là sự lựa chọn đơn giản cho mẹ bầu. Nó cũng giúp giảm nguy cơ thai nhi bị suy dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Các thực phẩm giàu canxi là tôm, cua, ngao, sò, sữa và các sản phẩm của sữa. Chú ý không uống cùng canxi với các thực phẩm chứa oxalate như trà, ca cao, nước ép hoa quả,…vì các thực phẩm này sẽ làm giảm quá trình hấp thu canxi.

Đồng thời mẹ bầu nên đi khám định kỳ để cải thiện tình trạng loãng xương của cơ thể. Thai phụ có thể uống viên canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, các mẹ có thể thực hiện các bài tập thể dục cho người loãng xương để cải thiện tình trạng loãng xương của mình. Nên tắm nắng khoảng 15 đến 20 phút vào thời điểm sáng sớm trước 9h mỗi ngày giúp tăng tổng hợp Vitamin. Đây là nhân tố thiết yếu để giúp canxi được hấp thụ trong cơ thể. Việc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp xương chắc khỏe, vừa tránh được loãng xương ở phụ nữ mang thai vừa giúp thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Lưu ý không được hoạt động mạnh tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Việc thực hiện được những nguyên tắc trên không chỉ giúp mẹ ngăn ngừa được chứng loãng xương mà còn phòng được các bệnh của mẹ trong quá trình mang thai.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội