Dược sĩ Pasteur chỉ ra sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi

Dịch bệnh sởi đang hoành hành ở nước ta và có những diễn biến rất phức tạp nhưng nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh của con nặng hơn là do nhiều bậc cha mẹ đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong việc chăm trẻ.

Điểm mặt những sai lầm của cha mẹ khiến con mắc bệnh sởi nặng hơn

Điểm mặt những sai lầm của cha mẹ khiến con mắc bệnh sởi nặng hơn

Điểm mặt những sai lầm của cha mẹ khiến con mắc bệnh sởi nặng hơn

Bệnh sởi là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và là một trong các bệnh của con thường gặp, nhất là trong các thời điểm giao mùa. Thực tế chúng ta có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng nhiều cách khác nhau nhưng hiện nay nhiều các bậc phụ huynh chưa biết cách chăm sóc như thế nào cho đúng khiến trẻ bị mắc bệnh nặng hơn và có thể để lại nhiều biến chứng. Một số sai lầm cụ thể như:

  • Giữ con ở nhà điều trị quá lâu mà không theo dõi sát tình trạng trẻ, nhiều người kiêng gió kiêng nước, không tắm cho trẻ làm chúng bị bội nhiễm trên da, viêm kết mạc và nhiều biến chứng khác.
  • Nhiều mẹ khi thấy con sốt, mệt mỏi thường nhầm lẫn giữa sởi và sốt phát ban dẫn đến điều trị sai, tình trạng trẻ càng trầm trọng thêm.
  • Khi thấy con xuất hiện những bất thường trên da thì rất nhiều mẹ theo các cách dân gian là tắm các loiaj nước lá, vệ sinh kém khiến con mắc thêm nhiều các bệnh về da

Ngoài những lý do trên thì hiện nay có rất nhiều mẹ “hùa nhau” theo phong trào phản đối tiêm vắcxin khiến dịch sởi và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác có cơ hội bùng phát. Vì thế mẹ cần biết được những sai lầm này và phòng ngừa bằng cách tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin được khuyến cáo trong đúng thời gian quy định, đặc biệt là khoảng thời gian con dưới 1 tuổi.

Khi nào các cha mẹ nên đưa trẻ mắc bệnh sởi đến các trung tâm Y tế ?

Khi nào các cha mẹ nên đưa trẻ mắc bệnh sởi đến các trung tâm Y tế ?

Khi nào các cha mẹ nên đưa trẻ mắc bệnh sởi đến các trung tâm Y tế?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh sởi có mức độ lây lan rất nhanh và đã có không ít trường hợp biến chứng nặng. Điển hình nhất là biến chứng viêm phế quản, viêm phổi gây ngừng thở, viêm não, viêm kết mạc… Tuy nhiên nếu con ở thể bệnh nhẹ thì nhiều bác sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ có thể chăm con tại nhà và theo tiến trình phát triển bệnh, thời điểm 1 – 2 ngày đầu trẻ sẽ ho, chảy nước mũi có xuất hiện thêm ban mọc trên mặt. Sau khoảng 7 – 10 ngày, các triệu chứng sẽ hết, trẻ tự khỏi. Nhưng nếu các bậc cha mẹ thấy con có các biểu hiện sốt tăng cao, khó thở và thân nhiệt thay đổi không thể kiểm soát, mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ, phát ban toàn thân mà vẫn sốt thì cần đưa trẻ đến các trung tâm Y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để chủ động phòng bệnh sởi và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình và cả cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

  • Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
  • Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
  • Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Cha mẹ nên tiêm phòng vắc xin đầy đủ để phòng ngừa bệnh sởi cho con

Cha mẹ nên tiêm phòng vắc xin đầy đủ để phòng ngừa bệnh sởi cho con

Bệnh sởi là căn bệnh nguy hiểm nhưng hiện nay chúng ta đã có phương pháp phòng tránh, vì thế các bậc cha mẹ nên tuân thủ và tránh những sai lầm trong việc chăm sóc con.

 Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội