Chuyên gia giải nghĩa về sự đau đớn trong ung thư

Nhắc đến ung thư, người ta nghĩ đến một căn bệnh quái ác chết người kèm theo những cơn đau đớn khủng khiếp. Vậy đau trong ung thư có gì đặc biệt so với những căn bệnh khác?

Chuyên gia giải nghĩa về sự đau đớn trong ung thư

Chuyên gia giải nghĩa về sự đau đớn trong ung thư

Dưới đây là định nghĩa về đau trong ung thư và những thông tin bạn cần biết về vấn đề này.

Định nghĩa đau trong ung thư là gì?

– Đau: Một triệu chứng rất thông thuờng, lý do để người bệnh tìm đến các cơ sở y tế. Cảm giác có tính chủ quan, phức tạp, đôi khi khó nhận định qua lời kể của người bệnh.

– Đau đớn là nỗi khiếp sợ của con người đôi khi còn hơn cả cái chết (Pain is a more terrible lord of mankind than even death itself) – Albert Schweitzer.

– Đau: “Kinh nghiệm có được về một cảm giác hay xúc động tâm lý không thoải mái đi kèm theo tổn thương mô thực thể hay tiềm ẩn- International Association for the Study of Pain (IASP).

Thông tin được đăng tải trên trang bệnh của mẹ.

Tính chất của sự đau đớn khi bị ung thư

– Cecile Saundeno (1978) nêu khái niệm đau toàn diện: thể xác, tinh thần, xã hội, tâm linh.

– Đau cấp tính/ mạn tính;

– Mức độ: đau ít, trung bình, dữ dội.

– Cảm giác đau chịu tác động của nhiều yếu tố: tăng lên khi lo lắng, trầm cảm, cô đơn; đau giảm đi nhờ vào giải trí, âm nhạc, thư giản, tình thân hữu…

– Nguyên nhân: đau do chấn thương, do bệnh lành tính/ ác tính (bệnh ung thư).

Định nghĩa đau trong ung thư là gì?

Định nghĩa đau trong ung thư là gì?

Đau trong bệnh lý ung thư

– Một triệu chứng phổ biến, một hội chứng phức tạp mà y học đã và đang tìm hiểu, nhận biết để điều trị đau ở tất cả các giai đoạn bệnh.

– 1/3 người bệnh ung thư than phiền bị đau trong thời gian bệnh.

– 70 – 80% bệnh nhân ở giai đoạn tiến xa: có đau đớn.

– Bệnh càng tiến triển nặng, đau đớn càng nhiều hơn nhất là người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối.

– Nguyên nhân: do bệnh ung thư, liên quan đến điều trị ung thư, rối loạn bệnh đi kèm

– Cơ chế đau ung thư: đa dạng và phức tạp.

+ Do xâm lấn ung thư: gây hoại tử, nhiễm trùng, xâm lấn chung quanh: 2/3 trường hợp ung thư có di căn; ung thư di căn xương, chèn ép tủy sống 50%

+ Do chèn ép xâm lấn đến các nhánh, rễ thần kinh, đám rối thần kinh (chiếm 20%).

+ Đau dai dẳng sau điều  trị: 20%.

– Đánh giá mức độ đau:

Đau nhẹ: 1- 3               thuốc giảm đau bậc 1  ± thuốc hỗ trợ.

Đau vừa: 4- 6               thuốc giảm đau bậc 2  ± thuốc hỗ trợ.

Dữ dội   : 7-10             thuốc giảm đau bậc 3  ± thuốc hỗ trợ.

Một số phương pháp điều trị chống đau ung thư

  • Mục tiêu: Kiểm soát đau, giúp người bệnh dễ chịu, có thể duy trì sinh hoạt thường ngày. Được chết trong trạng thái tương đối ít đau hoặc không đau đớn.
  • Nguyên tắc:

+ Gần gũi, cảm thông và hợp tác của người bệnh-thầy thuốc.

+  Phối hợp liên ngành, phối hợp phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.

+ Điều trị đau ung thư: theo hướng dẫn của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO).

  • Thuốc hỗ trợ chống đau (Co-analgesic adjuvants):

– Mục đích:

+ Tăng hiệu lực kiểm soát đau

+ Giảm liều của thuốc chống đau opioids

+ Giảm thiểu các triệu chứng đi kèm/ung thư giai đoạn cuối: chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, ngủ gật…

– Các thuốc hỗ trợ chống đau:

+ Chống trầm cảm

+ Chống co giật

+ Thuốc gây tê tại chỗ: Lidocain dùng để phong bế tại chỗ

+ Corticosteroid:

  • Một số phương thức điều trị chống đau khác:

– Xung điện ngoài da

– Phong bế thần kinh, hạch giao cảm, trung khu thần kinh.

– Gây tê ngoài màng cứng.

– Tâm lý liệu pháp, thôi miên…

– Châm cứu.

  • Nhận định:

– Đau do ung thư là một thực tế cần được quan tâm và điều trị đúng và có hiệu quả.

– Đau là nỗi khiếp sợ của người bệnh ung thư giai đoạn trễ/cuối. Bệnh ung thư khởi phát âm thầm và gần như không đau ở giai đoạn sớm.

– Đau là cảm giác chủ quan, mức độ và ngưỡng đau tùy thuộc từng người. Liều thuốc đúng là liều có tác dụng giảm đau cho từng người bệnh.

– Opioid là thuốc giảm đau ung thư hàng đầu: dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, đúng liều, đúng khoảng thời gian, theo bậc thang giảm đau.

– Chú ý hạn chế tác dụng phụ, kết hợp thuốc hỗ trợ để có hiệu quả cao nhất.

Một số phương pháp điều trị chống đau ung thư

Một số phương pháp điều trị chống đau ung thư

Một số lưu ý cần biết về đau trong ung thư

– Đau là một triệu chứng muộn, thường gặp ở người bệnh ung thư giai đoạn trễ/ cuối.

– Đau do ung thư  là nỗi khiếp sợ của con người, một cảm giác khó chịu mang tính chủ quan, phức tạp cần được quan tâm và điều trị hiệu quả.

– Kiểm soát đau là một nhu cầu bức bách của người bệnh ung thư giai đoạn cuối, nhằm giúp họ không đau trong sinh hoạt thường ngày hoặc hạn chế đau trước khi chết.

– “Nghiên cứu sự đau đớn đưa đến một nền y học nhân bản với những động thái nhẹ nhàng nhất”

– Biết lắng nghe lời kể của người bệnh ung thư, thăm khám kỹ, đánh giá cơn đau: vị trí, tính chất, mức độ đau… Điều trị kiểm soát đau đúng mức, kết hợp nhiều phương thức hướng đến cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

– Thuốc giảm đau opioid có hiệu quả giảm đau do ung thư, nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Cần có sự phối hợp thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ khác và sự hợp tác tốt của người bệnh.

– Ngăn chặn đau tốt hơn là điều trị đau.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội