Chiều cao của trẻ nhỏ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Làm cha mẹ ai cũng muốn con mình được cao lớn khỏe mạnh nhưng ngoài bổ sung đủ chất dinh dưỡng một số nhân tố quan trọng khác góp phần ảnh hưởng chiều cao cho bé.

Chiều cao của con trẻ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào

Chiều cao của con trẻ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào

Yếu tố di truyền

Chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền (gen của ông bà, cha mẹ) còn trong đó chế độ dinh dưỡng lại đóng góp đến 32%, chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%. Còn lại là những yếu tố của môi trường sống, bệnh mạn tính và bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi…

Thời kỳ mẹ mang thai

Trong quãng thời gian mang thai, sức khỏe dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Nên trong suốt thời gian thai kỳ cũng như cho con bú mẹ cần bổ sung đầy chất đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA) để chiều cao của con được phát triển tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ

Ăn quá nhiều đạm, uống ít sữa, ăn nhiều chất béo và bột, đường nhưng lại thiếu vitamin và chất khoáng dẫn đến con bạn như “nấm nùn”. Trong nhóm vitamin và khoáng chất thì canxi, phosphor, magne, kẽm, sắt… là nhiều và quan trọng nhất. Nhóm này có nhiều trong sữa và chế phẩm sữa. Vì vậy, để tăng chiều cao trẻ nên ăn uống đa dạng, phù hợp với lứa tuổi và uống sữa đều đặn hàng ngày.

Ngoài gen di truyền, chế độ dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân lớn ảnh hướng đến chiều cao con

Ngoài gen di truyền, chế độ dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân lớn ảnh hướng đến chiều cao con

Môi trường sống

Ít người nghĩ rằng chiều cao của con cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường sống. Trong xã hội công nghiệp hóa, không khí ô nhiễm, trẻ hút thuốc thụ động, tiếng ồn, dịch bệnh, trẻ dễ mắc các bệnh lý ở con, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao liên tục trong thời gian dài… cũng là hàng loạt nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ.

Dậy thì sớm

Dậy thì sớm là hiện tượng bé gái dậy thì xuất hiện trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Dậy thì sớm thường tiết ra các hormon kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.

Thừa cân béo phí cũng khiến chiều cao của trẻ bị hạn chế

Thừa cân béo phí cũng khiến chiều cao của trẻ bị hạn chế

Thừa cân, béo phì

Với mong muốn có thể nuôi con béo khỏe nhiều bậc cha mẹ thường có chế độ ăn uống thiếu khoa học cho con, hay sử dụng những thực phẩm ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, tình trạnh này kéo dài thường xuyên kiến trẻ dễ mắc chứng béo phì đặc biệt ở những trẻ lười vận động. Và với trẻ béo phì khi đến tuổi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Vì thế để con có thể phát triển toàn diện cha mẹ cần là người trực tiếp cân đối về chế độ dinh dưỡng của trẻ sao cho hợp lý nhất.

Có ba giai đoạn cơ thể trẻ tăng trưởng rất nhanh về chiều cao đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Vì thế khi đã nắm bắt được chính xác những “thủ phạm” gây ảnh hưởng đến chiều cao của con cha mẹ cần lên kế hoạch cụ thể để con có thể phát triển tốt về mặt thể chất cũng như trí tuệ ở mức cân đối và đồng đều so với trẻ đồng trang lứa.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội