Chia sẻ cùng mẹ cách chăm sóc vết mổ sau sinh chóng lành không để lại sẹo

Sau cuộc vượt cạn bằng phương pháp sinh mổ, sức khỏe người mẹ thường yếu hơn và vết mổ cũng trở lên nhạy cảm, dễ nhiễm trùng. Tuy nhiên các mẹ không nên lo lắng bởi vấn đề này sẽ được khắc phục nếu biết chăm sóc đúng cách.

Vết mổ sau sinh

Những dấu hiệu bất thường về vết mổ đẻ

Nhiều bà mẹ có cơ địa độc, khó lành thường rất dễ gặp các biến chứng nếu không chăm sóc vết mổ đúng cách. Khi nhận thấy những bất thường sau các mẹ cần tới bệnh viện để kiểm tra:

  • Vết mổ đẻ bị sưng đỏ và có mủ.
  • Vết mổ đẻ bị hở, hay bị rỉ máu tại vết mổ.
  • Vết mổ bị sưng tấy, cảm giác nóng.
  • Sản phụ bị sốt, sốt cao 39-40 độ C, nhiều khi cảm thấy ớn lạnh.
  • Cảm thấy đau tức vùng bụng dưới đặc biệt là xung quanh vết mổ, ngực bị cương đau.
  • Sản dịch sau sinh có mùi hôi.
  • Vết mổ chảy mủ, vết mổ bị hở, dịch tiết từ vết mổ có mùi hôi.

Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu bất thường trên khả năng cao mẹ đã bị nhiễm trùng vết mổ, lúc này việc đến bệnh viện kiểm tra là vô cùng quan trọng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một trong những lưu ý tiếp theo mà các bạn cần chú ý, với tâm lý nôn nóng muốn vùng bụng sau sinh được nhỏ lại nhiều bà mẹ đã sử dụng các cách giảm mỡ dân gian như thoa rượu gừng, quấn muối rang, đeo gen nịt bụng… Những phương pháp này chỉ áp dụng khi mẹ đã qua 3 tháng sau sinh và chỉ an toàn cũng như hiệu quả khi vết mổ đã thực sự lành.

Bên cạnh đó mẹ cũng nên bổ sung vào chế độ hàng ngày các thực phẩm giàu đạm, giàu sắt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, tôm… giúp vết mổ nhanh lành, chống thiếu máu do thiếu sắt. Tăng cường rau xanh và trái cây để phòng chống táo bón và bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng. Bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa vào thực đơn hàng ngày giúp tăng hàm lượng canxi cung cấp cho cơ thể cả mẹ và bé. Uống nhiều nước. Một số món ăn lợi sữa như cháo, móng giò hầm, chân chó hầm, rau ngót, đu đủ chín… mẹ có thể luân phiên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để cung cấp đủ sữa cho bé bú.

Vết mổ nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ rất dễ nhiễm trùng

Vệ sinh vết mổ đúng cách

Thông thường trong những ngày đầu tiên sau mổ đẻ, các mẹ sẽ được nhân viên y tế chăm sóc và vệ sinh vết mổ đẻ để vết mổ tránh khỏi nhiễm trùng và biến chứng. Thời gian này, sản phụ cần giữ gìn vệ sinh cho vết mổ, không tự tháo băng, không làm ướt băng gạc… 48 giờ sau mổ sẽ tháo gỡ băng, vệ sinh và đánh giá vết mổ. Nếu vết mổ khô, không có biểu hiện sưng đau hay chảy dịch thì sẽ để hở hoàn toàn vết mổ không cần băng kín. Tuy nhiên vì chủ quan cũng như mải chăm con hoặc áp dụng theo những cách dân gian nhiều bà mẹ thường bị nhiễm trùng vết mổ gây nên các biến chứng nguy hiểm và mắc các bệnh của mẹ trong thời kỳ này.

Theo đó để vết mổ không bị sưng tấy, tạo dịch, để lại sẹo lớn mẹ có thể thực hiện các cách sau:

  • Nên vận động sớm sau mổ để tăng lưu thông toàn hoàn giúp vết mổ nhanh liền và chống dính ruột.
  • Vết mổ cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh sờ hay động tay vào bởi có thể kiến vết mổ bị nhiễm trùng hoặc sưng tấy.
  • Không ăn những thực phẩm độc,dễ gây lồi cho vết thương.
  • Thực hiện đúng việc thăm khám và kiếm tra vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ, y tá.

Việc vệ sinh đúng cách sẽ giúp vết mổ chóng lành, sức khỏe người mẹ được đảm bảo trong quá trình nuôi con nhỏ.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội