Cảnh báo: bệnh sâu răng là bệnh mãn tính, không thể tự khỏi!

Sâu răng là căn bệnh ai cũng có thể mắc phải ở nhiều lứa tuổi từ trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi, người trưởng thành gây mất thẩm mỹ và chức năng nhai. Vậy bệnh sâu răng có tự khỏi được không?

Cảnh báo: bệnh sâu răng là bệnh mãn tính, không thể tự khỏi!

Cảnh báo: bệnh sâu răng là bệnh mãn tính, không thể tự khỏi!

Theo đó, dưới đây là một số thông tin về bệnh sâu răng mà nhiều người vẫn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày?

Sâu răng có tự khỏi được không?

Sâu răng là một trong những bệnh lý nội nha thường gặp nhất. Sâu răng là một bệnh lý phá hủy cấu trúc của răng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, tỷ lệ mắc bệnh sâu răng trong cộng đồng chiếm hơn 90%. Bệnh sâu răng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nên một loạt các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như: viêm tủy răng, viêm quanh cuống, vỡ răng, lung lay răng, mất răng.. ; gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Sâu răng là tổn thương cấu trúc của răng (men răng, ngà răng). Tổn thương sâu răng có thể ở dạng tiến triển hoặc ngừng tiến triển. Sâu răng ở dạng ngừng tiến triển có biểu hiện tổn thương có đáy màu nâu đen, cứng, không có ngà mềm ngà mủn. Sâu răng ở dạng tiến triển có nhiều ngà mềm, ngà mủn, đáy màu vàng nâu. Tổn thương sâu răng có thể gặp ở các vị trí khác nhau trên răng như mặt ngoài, mặt trong, mặt bên và mặt nhai, nhưng phổ biến hay gặp ở vị trí khó làm sạch như mặt bên hay nhiều hố rãnh như mặt nhai. Sâu răng có nhiều giai đoạn khác nhau như sâu răng sớm, sâu răng tiến triển. Sâu răng ở giai đoạn sớm thường chỉ dừng lại ở tổn thương của lớp men răng, biểu hiện của sự mất khoáng men răng, là những đốm trắng trên bề mặt men răng. Khi tổn thương ở giai đoạn này, chỉ cần tăng sự tái khoáng hóa men răng bằng cách sử dụng fluor là có thể điều trị được thương tổn. Các loại tổn thương sâu răng khác, có sự phá hủy lớp men răng và ngà răng thì cần phải điều trị triệt để, loại bỏ sạch tổn thương và hàn răng.

Theo trang tin nuôi con khỏe thì mảng bám đen ở trên răng của con bạn sau khi chải răng thấy đỡ, như vậy có thể đó chỉ đơn thuần là mảng bám màu, tích tụ trong quá trình ăn nhai và làm sạch chưa kỹ. Do đó, bạn nên đưa con tới phòng khám răng hàm mặt hoặc bệnh viện uy tín để các bác sĩ khám bệnh, làm sạch mảng bám và tư vấn vệ sinh răng miệng cho con.

Sâu răng có tự khỏi được không?

Sâu răng có tự khỏi được không?

Bạn nên làm gì khi phát hiện bản thân bị sâu răng?

Sâu răng là bệnh lý phổ biến, có thể gây khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, sâu răng thường âm thầm tiến triển nên ít người chú ý tới. Khi có những biến chứng xảy ra như viêm tủy gây đau hoặc nứt vỡ thân răng, lung lay răng, rụng răng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng ăn nhai thì sẽ được nhiều người quan tâm hơn.

Khi phát hiện ra tình trạng sâu răng, em nên đi khám để được các bác sĩ làm sạch lỗ sâu và hàn răng cho em. Trường hợp của em, răng bị vỡ e có thể lựa chọn phương án để phục hình răng.  Em nên đến phòng khám răng hàm mặt uy tín để được thăm khám và tư vấn phương án phục hình tốt nhất cho răng của mình.

Phụ nữ mang thai thường có sự thay đổi trong sở thích và vị giác, điều đó dẫn đến những thói quen không tốt cho sức khỏe. Trong thời kỳ cho con bú, bạn bị sâu răng thì rất cần việc điều trị sớm, khi đó sẽ hạn chế biến chứng, hạn chế việc sử dụng thuốc và tránh ảnh hưởng tới tuyến sữa. Khi bị sâu răng trong giai đoạn cho con bú, bạn cần lưu ý những điều sau:

Bạn nên làm gì khi phát hiện bản thân bị sâu răng?

Bạn nên làm gì khi phát hiện bản thân bị sâu răng?

  • Dùng bàn chải lông mềm đánh răng kỹ trước và sau khi ăn. Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc sử dụng nước muối sinh lý 0.9%, sau khi súc miệng sạch, ngậm thêm ít nước muối ấm khoảng 5 – 10 phút.
  • Đặc biệt không được tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chua.

Cảm ơn bác sĩ đã trao đổi về vấn đề sâu răng.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược TPHCM


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội