Bệnh Kawasaki ở trẻ và những điều cần biết
Kawasaki là một căn bệnh rất nguy hiểm và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân nên càng làm cho bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
- Những mẹo nhỏ giúp chăm sóc và bảo vệ đôi mắt
- Vai trò của người chồng khi có vợ chuyển dạ sinh con
- Nguyên nhân và hướng điều trị bệnh đau mỏi vai gáy
Những dấu hiệu phổ biến của bệnh Kawasaki ở trẻ nhỏ
Biểu hiện của bệnh Kawasaki ở trẻ
Không giống như những căn bệnh của con khác, Kawasaki là một căn bệnh khá hiếm hặp, tuy nhiên độ nguy hiểm và gây ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ lại vô cùng lớ. Theo nhiều bác sĩ thì khi mắc bệnh Kawasaki trẻ sẽ có một vài biểu hiện chính như:
- Trẻ sốt cao, sốt liên tục và rất khó hạ sốt cho trẻ.
- Môi trẻ khô, nứt nẻ, đỏ, chảy màu và chảy dịch.
- Phần kết mạc mắt của trẻ sưng huyết, đỏ và khô.
- Niêm mạc vùng hầu họng của trẻ cũng gặp tình trạng đỏ rực.
- Hồng ban trên da trẻ.
- Lòng bàn tay và bàn chân của trẻ cũng sưng tấy đỏ.
- Lớp da ở đầu ngón tay và ngón chân có dấu hiệu bị bong.
Điều đáng nói là hiện tại, khoa học chưa công bố đâu là nguyên nhân chính thức gây nên bệnh Kawasaki ở trẻ, nhưng các nhà khoa học đã cho biết rằng các yếu tố nguy cơ sau đây dễ làm trẻ mắc bệnh Kawasaki:
- Tuổi: Độ tuổi trẻ em dễ bắt gặp tình trạng bệnh Kawasaki là con từ 1 đến 3 tuổi.
- Giới tính: Bé trai sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bé gái.
- Dân tộc: Hầu hết những người đang sống tại châu Á hay có gốc là châu Á sẽ có tỉ lệ mắc bệnh Kawasaki cao nhất.
Hiện các nhà khoa học chưa tìm được ra nguyên nhân gây nên bệnh Kawasaki
Cách điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ
Hiện nay bệnh Kawasaki được áp dụng điều trị bằng 2 loại thuốc. Gồm thuốc Aspirin, có tác dụng làm giảm đau, giúp trẻ hạ sốt, nâng cao khả năng chống viêm đồng thời phòng ngừa tắc động mạch vành. Ngoài ra, trẻ có thể được truyền tĩnh mạch Gamma globulin nhằm phòng ngừa biến chứng gây giãn phình mạch vành.
Đặc biệt, trẻ không nên tiêm chủng ngừa một số bệnh như sởi, rubella, quai bị, thủy đậu… trong khoảng thời gian là 3 tháng sau khi trẻ được truyền Gamma globulin. Ngoài ra, trẻ cũng phải áp dụng đúng chế độ điều trị và đi tái khám để bác sĩ dễ dàng theo dõi sau khi trẻ xuất viện nhằm phòng ngừa mọi biến chứng về tim mạch rất nguy hiểm cho trẻ. Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương thức nào có khả năng ngăn ngừa được quá trình xâm nhập của bệnh Kawasaki ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản vẫn đang nỗ lực trong quá trình tìm ra nguyên nhân cũng như cách phòng tránh nhiễm bệnh Kawasaki cho trẻ một cách hiệu quả nhất.
Bệnh Kawasaki là loại bệnh nguy hiểm nên nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ gây các biến chứng lên tim mạch hay làm cho tim to, đồng thời nhịp tim nhanh gây suy tim dẫn tới sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, nguy hiểm nhất đó là bệnh Kawasaki tạo nên biến chứng có khả năng làm viêm tắc và giãn mạch vành, như thế sẽ rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim và gây đột tử cho trẻ ngay lập tức. Bên cạnh đó, trẻ có thể sẽ bị sưng khớp, trẻ bị viêm màng não, trẻ gặp tình trạng viêm phổi cũng như viêm ruột.
Nguồn: giaoductretho.net