Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần biết về bệnh

Hen suyễn là một trong những bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ, vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng cần thiết đối với con.

Trẻ mắc bệnh hen suyễn là do đâu?

Theo nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao hơn ở người lớn và chỉ khi bệnh trở nặng thì mới phát hiện cũng như bắt đầu điều trị. Vì thế để phát hiện sớm để điều trị bệnh kịp thời cha mẹ cần nắm rõ dấu hiệu bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu thường gặp khi trẻ mắc bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh lý viêm mạn tính thuộc hệ hô hấp, với biểu hiện là phản ứng gây tắc nghẽn phế quản, gây nghẹt đường hô hấp có phục hồi. Bệnh do các tác nhân gây dị ứng, không khí thay đổi thất thường từ nóng chuyển qua lạnh, hay quá tình vận động nặng nhọc hay trẻ có tiền sử bị ho, viêm phế quản từ khi con nhỏ gây nên. Một vài dấu hiệu bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ như:

  • Con thường ho nhiều, rít nhanh, thở mạnh những cơn ho thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm
  • Khi tiếp xúc với thú nuôi, hoặc khi gặp phải mùi ẩm mốc, xăng dầu, khói bụi, trẻ có biểu hiện khó thở, mệt nhọc.
  • Trẻ thường hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm vào một thời điểm cố định nào đó trong năm, thường là khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa lạnh, như một đồng hồ sinh học.
  • Trẻ khó thích nghi với trời lạnh hơn là trời nóng, mỗi buổi sáng sớm hay nửa đêm đều có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể trẻ, khiến trẻ bị ho khó thở.
  • Đôi khi trẻ thở rất mệt nhọc, thở khò khè, thở hắt, hơi ngắt quãng, nhịp thở không đều, rất mệt mỏi vì cơ thể không được cung cấp đầy đủ khí oxy.

Sống trong môi trường ôi nhiễm, trẻ tiếp xúc với động vật là nguyên nhân mắc bệnh hen suyễn ở trẻ

Trẻ bị bệnh hen suyễn không nên ăn gì?

Hen suyễn là do các yếu tố ở môi trường như: khói bụi, môi trường, thức ăn… gây nên, do đó ngoài việc phòng tránh những yếu tố bên ngoài cha mẹ cũng cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của con. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì bệnh ở trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Vì thế khi bị bệnh hen suyễn trẻ không nên ăn những thực phẩm như:

  • Trẻ bị hen suyễn không nên ăn đồ nướng, đồ ăn hun khói, thực phẩm khô, đồ đóng gói
  • Đồ ăn nhiều muối và chiên rán nhiều dầu mỡ. Nên ăn nhạt, tránh ứ muối và nước làm nặng nề thêm tình trạng khó thở, nên ăn dưới 6g muối/ngày
  • Các loại đồ uống có gas

Bên cạnh những thực phẩm không nên ăn mẹ cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của con những thức ăn chứa nhiều vitamin C, Omega 3, vitamin E, mật ong. Duy trì và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh trên bệnh hen suyễn ở con sẽ có chiều hướng suy giảm.

Hiện nay chưa có một giải pháp nào có thể chữa khỏi được bệnh hen suyễn hoàn toàn

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?

Những trẻ từ 3 tới 6 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn. Theo ý kiến từ các bác sỹ chuyên khoa, bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được, giúp bệnh nhân có một cuộc sống gần như bình thường. Có những trẻ bị mắc bệnh hen suyễn tự khỏi trong  một thời gian dài nhưng có thể tái phát bất cứ lúc nào. Nếu như bệnh hen suyễn ở trẻ em là do di truyền thì không có biện pháp nào có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Cách tốt nhất là khi con mắc bệnh hen suyễn cha mẹ nên cho con sinh sống ở môi trường có khí hậu trong lành, tránh xa khói bụi đô thị. Không cho con tiếp xúc với động vật như chó, mèo. Khi thời tiết trở lạnh hay mưa rét cần giữ ấm cơ thể con một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần cho con đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra sự phát triển của bệnh. Chỉ khi tuân thủ đúng quy tắc trong việc chữa bệnh thì bệnh hen suyễn mới không làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống trong giai đoạn con trẻ đang lớn.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội