Bác sĩ bật mí những bí kíp khi xử trí ngộ độc cấp

Ngộ độc cấp là hiện tượng có lượng nhỏ hoặc rất nhỏ chất độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây nên những hội chứng lâm sàng và tổn thương các cơ quan, đe dọa tử vong.

Bác sĩ bật mí những bí kíp khi xử trí ngộ độc cấp

Bác sĩ bật mí những bí kíp khi xử trí ngộ độc cấp

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề xử trí ngộ độc cấp, chúng ta cùng gặp gỡ và trao đổi với Bác sĩ Đa khoa Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Các biểu hiện thường thấy của bệnh nhân ngộ độc cấp

Chất độc bao gồm hóa chất, thuốc, độc tố vi khuẩn, nọc độc của động vật, độc tố có sẵn trong cây cỏ, môi trường. Chất độc vào cơ thể qua đường tiêu hóa, da, niêm mạc hay hít thở. Ngộ độc cấp là khi có một lượng nhỏ hoặc rất nhỏ chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nên những hội chứng lâm sàng và tổn thương các cơ quan, đe dọa tử vong.

 – Bệnh nhân đột ngột hôn mê, co giật đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy cấp.

– Có thể có suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan cấp, rối loạn thân nhiệt, đái ít, vô niệu…. Các triệu chứng trên xảy ra trên một bệnh nhân trước đó gần như bình thường.

– Phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ thêm vào như bệnh nhân trẻ tuổi, có bằng chứng ngộ độc cấp, có mâu thuẫn gia đình, chấn thương tình cảm, nghiện hút, uống rượu, sống một mình, có tiền sử tâm thần, có bệnh mạn tính hoặc bệnh ác tính.

Nguyên nhân và nguyên tắc xử trí cho bệnh nhân ngộ độc cấp

Có 4 nguyên tắc cơ bản khi xử trí một bệnh nhân ngộ độc cấp

  • Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể

* Chất độc qua đường tiêu hóa:

Bệnh nhân tỉnh

– Gây nôn: Bằng cách kích thích họng như ngoáy họng bằng bút lông gà, bằng ngón tay có đeo găng

– Rửa dạ dày

Bệnh nhân hôn mê

Tiến hành đặt nội khí quản rồi mới tiến hành rửa dạ dày, rửa ít một hút hết dịch mới bơm dịch lần sau. Cũng rửa đến khi trong mới thôi.

Nguyên nhân và nguyên tắc xử trí cho bệnh nhân ngộ độc cấp

Nguyên nhân và nguyên tắc xử trí cho bệnh nhân ngộ độc cấp

* Chất độc thải trừ qua đường thận

Đào thải độc chất bằng dung dịch Mannitol 10% truyền tĩnh mạch hoặc thuốc lợi tiểu trofurit tiêm tĩnh mạch.

* Lọc ngoài thận

– Lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo khi nhiễm độc quá nặng thận không đủ sức để thải các chất độc nhanh chóng

* Chất độc thải trừ qua phổi

 – Một số chất bay hơi như benzen, rượu, aceton được thải trừ qua phổi.

– Để bệnh nhân thở máy, tăng thông khí với tần số cao và thể tích lưu thông lớn 177 có thể tăng thải trừ chất độc.

  • Trung hoà hoặc phá huỷ các chất độc bằng các chất đối kháng
  • Duy trì các chức năng sống của cơ thể

– Duy trì hô hấp

– Duy trì tuần hoàn

– Duy trì bài tiết thận

– Duy trì thăng bằng kiềm toan

  • Điều tra về nguyên nhân gây ngộ độc

– Điều tra tại chỗ

– Hỏi người xung quanh

– Gửi bệnh phẩm nghi ngờ đi giám định độc chất

– Báo cáo cơ quan có trách nhiệm

– Điều tra tình trạng tâm thần của bệnh nhân

Làm thế nào để dự phòng ngộ độc cấp cho bản thân?

Để dự phòng ngộ độc cấp thì chúng ta có các phương án dự phòng sau đây để tránh các bệnh của mẹ:

Làm thế nào để dự phòng ngộ độc cấp cho bản thân?

Làm thế nào để dự phòng ngộ độc cấp cho bản thân?

Dự phòng chung

 – Quản lý tốt các loại độc chất, không để rơi vào tay những người kém hiểu biết những người có thế năng tâm thần giảm sút

– Phòng hộ lao động tốt không để tiếp xúc với độc chất, sống trong môi trường có độc chất

 – Khi có triệu chứng nhiễm độc cần được xem xét cẩn thận và đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xác định và sơ cấp cứu kịp thời

Dự phòng biến chứng nặng lên của các nhiễm độc

– Khẩn trương áp dụng các biện pháp cấp cứu hồi sức

– Thận trọng trong dùng thuốc, quản lý thuốc tại bệnh viện, các khoa phòng điều trị

– Dùng đủ liều đủ ngày trong cấp cứu ngộ độc.

Cảm ơn những chia sẻ của Bác sĩ Chu Hòa Sơn, hy vọng qua buổi trao đổi nhanh này với bác sĩ phần nào đã giúp các bạn hiểu hơn về ngộ độc cấp và cách xử trí.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội