Trẻ bị dị ứng do thời tiết: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ trẻ nhỏ bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, thay đổi đột ngột nhiệt độ, khiến cho cơ thể của trẻ không kịp thích ứng.

 

<center><em>Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ</em></center>

Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ

 

Dị ứng thời tiết không chỉ xảy ra ở người lơn mà trẻ nhỏ cũng gặp phải. Bệnh thường gặp ở trẻ có sức đề kháng yếu, làn da nhạy cảm… Các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu về nguyên nhân nào gây dị ứng thời tiết ở trẻ cùng như cách chăm sóc trẻ khi bệnh qua chia sẻ tại chuyên mục Bệnh của con dưới đấy nhé!

Nguyên nhân và biểu hiện bệnh dị ứng do thời tiết ở trẻ

Nguyên nhân:

Dị ứng thời tiết ở trẻ có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó hai nguyên nhân chính thường liên quan đến yếu tố đó là môi trường kém và hệ miễn dịch của trẻ yếu. Theo các nghiên cứu, khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột, dẫn đến nhiệt độ bị chênh lệch, sẽ sản sinh ra một lượng lớn Histamin, dẫn đến các biểu hiện dị ứng.

Ngoài ra, nếu trẻ có tiếp xúc với nấm mốc, phấn hoa hoặc độ ẩm xuống thấp, cũng sẽ khiến trẻ có biểu hiện dị ứng. Theo các nhà nghiên cứu: những ngày mưa hoặc ẩm ướt sẽ sản sinh nhiều nấm mốc, cả trong nhà và ngoài trời, mạt bụi cũng phát triển… gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ. Nhìn chung tác nhân gây ra dị ứng thời tiết phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một phần cũng do cơ địa của mỗi trẻ.

Biểu hiện:

Bác sĩ, giảng viên công tác Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: nếu trẻ bị dị ứng thời tiết thường có cơ địa dị ứng với các bệnh như là: viêm mũi dị ứng, hen suyễn và viêm da cơ địa. Khi đó biểu hiện thường gặp ở trẻ là:

Da nổi mẩn đỏ và ngứa, da bị bong tróc vảy, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ho, đau đầu hoặc sốt. Kèm theo đó trẻ thường có biểu hiện chảy nước mắt, đỏ mắt, viêm kết giác mạc…

Nếu trẻ bị hen suyễn dị ứng sẽ có biểu hiện hụt hơi hoặc thở dốc khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

 

<center><em>Cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng</em></center>

Cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng

Cách chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết 

Với trẻ có các biểu hiện dị ứng, cần hạn chế tránh tác nhân kích hoạt biểu hiện dị ứng, cụ thể: Khi thời tiết thay đổi/mưa ẩm cần phải đóng các cửa sổ, hạn chế cho trẻ hoạt động vui chơi bên ngoài, nhằm tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa.

Khi thời tiết chuyển mùa, lúc đi ra ngoài cần giữ ấm cho trẻ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc cũng như sử dụng các đồ dễ gây ra dị ứng như: Thú bông, rèm, thảm…Hạn chế cho trẻ tiếp xúc, sinh hoạt ở những nơi có nhiều bụi như nhà kho chứa đồ bụi bẩn và cần mở cửa phòng ngủ cho thông thoáng.

Cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm nước mát, vệ sinh mũi và súc miệng để loại bỏ dị nguyên, làm dịu da và niêm mạc hô hấp. Cần mặc quần áo rộng rãi cho trẻ để thông thoáng, giảm ma sát và kích ứng lên da. Vệ sinh dọn sạch nhà cửa, nơi ở, tránh ẩm mốc.

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: Cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng như là bổ sung thực phẩm nhiều vitamin như: các loại rau củ quả/ hoa quả tươi, các loại cá, rau lá xanh…

Trẻ có cơ địa dị ứng với các loại thức ăn và các loại hải sản giàu đạm, thực phẩm chứa Protein lạ nên tránh không cho trẻ ăn. Các thực phẩm như: bơ, sữa và trứng khi dùng cho trẻ thì cũng cẩn trọng, vì mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng chúng có nguy cơ cao gây kích ứng,.

Tóm lại: Trẻ khi bị dị ứng thời tiết sẽ thường bị ngứa, ho, sổ mũi… khó chịu, bứt rứt và thường xuyên quấy khóc. Chính vì vậy, khi thời tiết chuyển mùa, nếu thấy trẻ có các biểu hiện bất thường như: Ho, sốt, sổ mũi… các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

 

Nguồn giaoductretho.net tổng hợp từ báo SKĐS

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội