Phân biệt biếng ăn sinh lý với biếng ăn bệnh lý ở trẻ nhỏ
Biếng ăn ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra: thay đổi sinh lý, tâm lý không được thoải mái hoặc trẻ có thể mắc một số bệnh nhiễm khuẩn,..
Những biểu hiện của trẻ bị biếng ăn là gì?
Những biểu hiện của trẻ bị biếng ăn là gì?
Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: trẻ được coi là biếng ăn khi con trẻ có trên 2 biểu hiện trong những biểu hiện dưới đây:
- Ăn không hết khẩu phần hoặc bữa ăn trẻ thường kéo dài hơn 30 phút.
- Ăn ít hơn 1⁄2 khẩu phần ăn theo độ tuổi.
- Ngậm thức ăn lâu trong miệng không chịu nuốt.
- Từ chối không chịu ăn, khi thấy thức ăn thì chạy trốn hoặc khóc lóc.
- Khi nhìn thấy thức ăn tcó phản ứng buồn nôn.
- Liên tục trong trong 3 tháng liền trẻ không tăng cân.
Tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân gây ra và phổ biến nhất là nguyên nhân do sinh lý và nguyên nhân do bệnh lý. Cụ thể là:
Biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ: Người mẹ trong khi mang thai bị thiếu các chất như canxi, sắt, kẽm, các loại vitamin cần thiết,… sẽ khiến cho thai nhi bị thiếu chất và suy dinh dưỡng. Dẫn đến tình trạng trẻ sinh non thiếu tháng và trong những tháng đầu sau sinh trẻ bị lười bú mẹ. Hoặc trường hợp trẻ sinh đủ ngày, đủ cân cũng có thể lười bú, bỏ bú hoặc khi trẻ đang ăn sữa ngoài bình thường đột nhiên lượng ăn giảm hoặc bỏ hẳn.
Do thay đổi sinh lý: trẻ thường biếng ăn khi bước vào những giai đoạn như: biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng, tập nói,… Ngay cả khi trẻ vẫn khỏe mạnh, cũng có những giai đoạn trẻ ăn ít hẳn trong vài ngày hoặc vài tuần mà trẻ vẫn vui chơi bình thường.
Đó là những giai đoạn mà trẻ mải khám phá khả năng của cơ thể, học và luyện tập những kỹ năng mới thú vị, nên trẻ không chú tâm đến việc ăn uống. Giai đoạn này thường gặp ở trẻ độ từ 3 đến 4 tháng, 9 đến 12 tháng, 16 đến 18 tháng,… Sau đó, trẻ sẽ vẫn quay lại với việc ăn uống hằng ngày như bình thường.
Phân biệt biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý ở trẻ nhỏ để tìm cách khắc phục
Biếng ăn bệnh lý ở trẻ nhỏ
Trẻ rất ngại việc nhai và nuối thức ăn trong các trường hợp: bị viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi hoặc viêm tuyến nước bọt,.. dẫn tới trẻ biếng ăn ăn.
Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ hay táo bón,… đều khiến trẻ biếng ăn và chậm lớn. Đó là dấu hiệu của tình trạng rối loạn co bóp, tiết dịch trong dạ dày hoặc loạn khuẩn đường ruột.
Nhiễm trùng: Hệ miễn dịch của trẻ rất non nớt nên chưa có nhiều cơ chế bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus. Do đó mà trẻ nhỏ thường dễ bị bệnh ho, sốt, cơ thể mệt mỏi,… do nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi) hoặc hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột,…). Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, hàm lượng các vitamin và khoáng chất bị mất đi rất lớn, đặc biệt là vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, kẽm, magie,… làm trẻ lười ăn hoặc không muốn ăn. Bên cạnh đó, trẻ khi bị nhiễm khuẩn thường dùng đến kháng sinh, dễ dẫn đến tình trạng loạn khuẩn ở đường ruột, gây ra chướng bụng, khó tiêu và dẫn đến biếng ăn.
Nhiễm ký sinh trùng như: giun, sán cũng là nguyên nhân gây cho trẻ biếng ăn bệnh lý
Chuyên mục Bệnh của con chia sẻ đến các bậc bố mẹ cách phân biệt biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý ở trẻ nhỏ để tìm cách giúp trẻ ăn ngon, tăng được cân hoặc là đến thăm khám sớm để khắc phục tình trạng cho trẻ.
Đối với trẻ nhỏ bị biếng ăn bệnh lý, các bậc bố mẹ cần phải đến ngay tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên dinh dưỡng tư vấn về xây dựng chế độ ăn uống, bổ sung các thành phần dinh dưỡng phù hợp cho từng trẻ.
Và một điều quan trọng là trong bữa ăn của trẻ là phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái mới giúp trẻ ăn được ngon miệng. Không ép bắt trẻ ra bắt ăn, không nên la mắng hay doạ dẫm ép trẻ ăn mà phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra biếng ăn ở trẻ nhỏ để khắc phục.
Nguồn giaoductrertho