Giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh hướng dẫn xử lý khi bé bị tiêu chảy
Tiêu chảy là cách cơ thể loại bỏ mầm bệnh, thường gặp ở bé nhỏ. Bệnh thường đi kèm với sốt, mất nước, buồn nôn, ói mửa và chuột rút.
- Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con trước ôi nhiễm không khí?
- Một số thắc mắc thường gặp khi cho con ăn dặm kiểu Nhật
- Mẹo hay chữa tắc tia sữa dành cho mẹ sau sinh
Hướng dẫn xử lý khi bé bị tiêu chảy
Vì sao con bé bị tiêu chảy?
Để trả lời được câu hỏi “Vì sao con bé bị tiêu chảy?” thì nữ giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Cha mẹ cần tìm các nguyên nhân để tìm ra hướng xử trí xử lý sơ bộ ban đầu ở các bé tiêu chảy như:
- Nhiễm trùng do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng: Virus là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy phổ biến nhất, biểu hiện phân lỏng khi đi cầu.
Hướng xử trí: Nếu biết con bị tiêu chảy do nhiễm trùng do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng thì cha mẹ có thể cho bé uống sữa mẹ hoặc dung dịch bù nước Oresol trong trường hợp bé sơ sinh và bé nhỏ. Các bé lớn hơn có thể uống các loại nước bé thích kể cả Oresol để tránh mất nước.
- Ngộ độc thực phẩm: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến bé bị tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng, có thể bao gồm nôn mửa, và có xu hướng biến mất trong vòng 24 giờ.
Hướng xử trí: Nếu biết con bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, các mẹ xử trí tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm giống với nhiễm trùng, trong đó chú trọng tránh mất nước cho bé và gọi 115 để được hỗ trợ kịp thời/
- Sử dụng các loại thuốc như thuốc nhuận tràng hoặc kháng sinh: Điều này cũng gây ra bệnh của con như tiêu chảy.
Hướng xử trí: Trường hợp này ở thể nhẹ, bạn cho bé uống đủ nước và tiếp tục sử dụng thuốc nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Khi bé bị tiêu chảy cha mẹ nên làm gì?
Một số lưu ý hữu ích cha mẹ nên biết khi con bị tiêu chảy
Mất nước là một trong các biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ. Khi bị tiêu chảy ở mức trung bình hoặc nặng sẽ rất nguy hiểm đến trẻ nhỏ. Mất nước nghiêm trọng có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí có thể gây tử vong.
Bên cạnh các nội dung chăm sóc và nuôi con khỏe ở trên, nữ Hộ sinh Cao đẳng khuyên cha mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé bị chóng mặt và choáng váng; bị khô miệng; người uể oải, nước tiểu màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu; da khô và mát. Tiêu chảy thường biến mất trong vòng vài ngày, nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng.
Cần đưa bé đi cấp cứu ngay nếu bé xuất hiện các triệu chứng dấu hiệu như:
- Bé quá yếu không thể đứng được;
- Bị chóng mặt;
- Đã bị tiêu chảy hơn 3 ngày;
- Bé dưới 6 tháng tuổi: bị sốt; nôn ra chất dịch màu xanh lá hoặc vàng; nôn nhiều hơn 2 lần; có vẻ mất nước, trong phân có máu;
- Bé dưới 1 tháng tuổi với ba hay nhiều đợt bị tiêu chảy; có hơn 4 lần đi cầu tiêu chảy trong vòng 8 giờ và không uống được nước; hệ miễn dịch yếu; phát ban;
- Đau bụng hơn 2 giờ, không đi tiểu trong vòng 6 giờ với bé sơ sinh hoặc 12 giờ với bé nhỏ.
Thông tin về tiêu chảy trẻ nhỏ tại đây chỉ mang thông tin tham khảo, các bậc phụ huynh không nên áp dụng khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Gọi ngay 115 để được cấp cứu và hỗ trợ nếu cần thiết!
Nguồn: Giáo dục trẻ thơ tổng hợp