Cùng tìm hiểu về dị tật khe hở bẩm sinh vùng hàm mặt
Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt đại đa số là khe hở bẩm sinh vì vùng đầu mặt cổ trong quá trình phát triển bào thai là sự gặp nhau và gắn liền của các nụ mầm. Nếu vì nguyên nhân bệnh lý nào đó các nụ mầm này không gắn được vào nhau sẽ để lại các khe hở bẩm sinh.
- Hướng dẫn bảo vệ con khỏi các căn bệnh trong mùa mưa
- Xử trí ho dai dẳng ở trẻ thế nào mới là đúng cách?
- Nguyên tắc trong việc lựa chọn thuốc hạ sốt phù hợp cho trẻ
Tìm hiểu về dị tật khe hàm mặt ở trẻ
Những nguyên nhân gây dị tật khe hở bẩm sinh hàm mặt
Vào tuần lễ thứ 3 của bào thai, lúc thai khoảng 10 mm, ở cung mang I vì túi não I và tim phát triển nhanh, giữa 2 khối não và tim hiện ra 1 chỗ lõm gọi là mồm nguyên thủy, ở bờ chung quanh của mồm nguyên thủy chồi ra 5 nụ, được gọi chung là nụ mặt. Nụ trán xuất hiện bờ trên của mồm nguyên thủy, hai nụ hàm trên ở hai bên và hai nụ hàm dưới ở phần dưới của mồm nguyên thủy. Từ nụ trán xuất hiện những nụ mũi phải và mũi trái, được ngăn cách bởi khe giữa, mỗi nụ mũi phải và trái lại tách làm đôi, thành nụ mũi trong và nụ mũi ngoài, hai nụ này được ngăn cách bởiì rãnh khứu. Giữa nụ hàm trên và nụ mũi có xuất hiện khe ổ mắt mũi. Những nụ hàm trên cùng với nụ mũi trong phát triển và gắn dính với nhau, làm khép rãnh khứu, tạo thành lỗ mũi và môi bên hàm trên. Những nụ hàm trên và nụ mũi ngoài cùng phát triển và gắn dính với nhau lấp khe ổ mắt mũi, để lại rãnh gọi là rãnh mũi lệ, về sau cũng biến mất. Những nụ mũi trong phát triển và gắn dính với nhau ở đường giữa, tạo thành môi giữa hàm trên. Những nụ hàm trên và nụ hàm dưới cũng gắn dính với nhau tạo thành sự liên tục của má. Như vậy lỗ miệng là một khe có 2 môi là môi trên được cấu tạo bởi những nụ mũi trong và nụ hàm trên. Môi dưới được cấu tạo bởi hai nụ hàm dưới. Người ta gọi giai đoạn này là giai đọan hình thành vòm miệng sơ phát gồm phần môi và xương ổ răng, từ lỗ khẩu cái trước trở về trước. Vào tuần thứ 8 khi bào thai khoảng 30 mm, bắt đầu có sự hình thành vòm miệng thứ phát, gồm phần sau lỗ khẩu cái trước để ngăn cách hố miệng và hốc mũi. Vòm miệng thứ phát được hình thành xuất phát từ lỗ khẩu cái trước trở về phía sau.
Có hai nhóm nguyên nhân gây dị tật khe nguyên nhân ngoại lai và nguyên nhân nội tại. Trong nhóm nguyên nhân ngoại lai bao gồm yếu tố lý học như cơ học, nhiệt, phóng xạ và yếu tố hóa học thiếu oxy, suy dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, nhiễm chất độc. Ngoài ra còn có yếu tố sinh vật như virus, vi khuẩn và độc tố, ký sinh trùng và yếu tố thần kinh. Về nhóm nguyên nhân nội tại gồm yếu tố di truyền, sự không hòan chỉnh về mặt sinh vật của tế bào sinh dục, ảnh hưởng của tuổi và nòi giống. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh ở con về sau.
Dị tật thường bị ngay từ trong bụng mẹ
Phân loại khe hở bẩm sinh vùng hàm mặt
Đầu tiên phải kể đến là loại he hở sơ phát môi và hàm. Loại khe hở môi là khe hở ở phần môi đỏ và da, không tổn thương phần xương mấu hàm. Ở mức độ nhẹ với biểu hiện môi đỏ có khuyết hướng lên trên, độ 1/3. Mức độ trung bình khi khe hở liên quan đến môi đỏ và nửa phần da của môi trên, độ 2/3. Mức độ nặng môi trên toàn bộ bị chia từ môi đỏ đến hốc mũi, thường gọi là khe hở môi toàn bộ, độ 3/3. Trường hợp này có biến dạng cánh mũi. Khe hở hàm là phần xương trước lỗ răng cửa tức là lỗ khẩu cái trước. Mức độ khe hở hàm nhẹ khi vùng răng cửa bên hàm trên có vết hằng nhẹ. Mức độ trung bình khi có khe hở vùng xương ổ răng, còn mức độ nặng là khe hở xương đến lỗ răng cửa. Khe hở thứ phát vòm miệng cứng và buồm hầu. Trong khe hở buồm hầu có khe hở lưỡi gà, khe hở lưỡi gà và 1/3 giữa vòm miệng mềm, khe hở vòm miệng mềm toàn bộ. Khe hở vòm miệng cứng là khe hở đến 1/3 sau hoặc khe hở đến 1/3 giữa hay khe hở vòm miệng đến lỗ răng cửa
Ngoài ra còn có một số loại khe hở đặc biệt khác ít thấy trên mặt như khe hở môi trên giữa, khe hở môi dưới, khe hở ngang mặt, khe hở chéo mặt.
Nguồn: giaoductretho.net