Thế nào được gọi là hội chứng SIDS ở trẻ sơ sinh?

SIDS là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của trẻ sơ sinh. Độ nguy hiểm và đáng sợ của SIDS ở việc diễn ra bất ngờ, không có bất kỳ biểu hiện cảnh báo trước.

SIDS là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của trẻ sơ sinh

SIDS là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của trẻ sơ sinh

Đột tử ở trẻ sơ sinh là gì?

Hội chứng Sudden Infant Death Syndrome có tên viết tắt là SIDS, nghĩa là Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Hội chứng này rất kỳ lạ vì không phải là bệnh, không giải thích được, dù đã kiểm tra kĩ thi thể cũng như hồ sơ về tình hình sức khỏe cũng không thể tìm ra nguyên nhân. Hội chứng này có thể xuất hiện đột ngột bất cứ khi nào mà chúng ta không thể dự đoán trước được và thường xảy ra nhiều ở trẻ dưới 1 tuổi.

Cho đến nay khoa học và y học vẫn chưa thể tìm ra lời giải đáp một cách chính xác về nguyên nhân gây nên hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Điều này khiến rất nhiều bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên về cơ bản chúng ta đã xác định được một số nguy cơ có khả năng dẫn đến SIDS:

  • Do tình trạng sinh thiếu tháng hoặc trẻ nhẹ cân có trọng lượng rất nhỏ khi sinh ra
  • Do mẹ chưa đủ tuổi hoặc chưa phát triển đủ về tâm sinh lý cũng có khả năng sẽ khiến tăng nguy cơ đột tử đối với trẻ sơ sinh
  • Do tiền sử gia đình từng có người bị bệnh, nhất là bệnh liên quan đến tim mạch, đường hô hấp
  • Trẻ từng bị các vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp
  • Các tác nhân xung quanh như chăn, gối, thú bông… hoặc chính do bố mẹ chèn tay lên người bé lúc ngủ say
  • Mẹ cho bé bú quá no, có thể gây trào ngược sữa lên mũi gây ngạt thở
  • Các bé sơ sinh trai có nguy cơ mắc chứng SIDS nhiều hơn ở các bé gái

Cần làm gì để có thể phòng tránh hội chứng SIDS ở trẻ?

Cần làm gì để có thể phòng tránh hội chứng SIDS ở trẻ?

Cách phòng tránh SIDS ở trẻ sơ sinh?

Để phòng tránh SIDS ở trẻ, hiện nay các nhà khoa học luôn khuyến cáo các bà mẹ trong quá trình nuôi con đang lớn cần chú ý tới những vấn đề sau để con không có nguy cơ mắc hội chứng SIDS.

  • Cho bé nằm ngửa khi ngủ: Nằm ngửa luôn được khuyến cáo là giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh bởi khi bé nằm vậy nghiêng, nguy cơ úp mặt và dẫn tới thiếu dưỡng khí, ngưng thở là điều rất dễ xảy ra.
  • Môi trường ngủ an toàn: Giường cũi, xe đẩy, hay bất cứ thiết bị gì mà bạn đặt bé vào cũng cần phải đạt các yêu cầu an toàn về kỹ thuật. Bạn hãy cho con ngủ bằng nệm phẳng.Tuyệt đối tránh để các vật mềm, các bộ đồ giường, gối, chăn bông, các vật kê, lót hoặc các đồ chơi nhồi bông vì chúng có thể khiến bé bị ngạt thở. Cha mẹ cần luôn chú ý tới bé lúc ngủ, phải đảm bảo rằng nhìn thấy đầu và mặt của bé.
  • Hạn chế cho bé ngủ cùng người lớn: Cho trẻ ngủ chung giường với bố mẹ là thói quen của rất nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, điều này dẫn đến nguy cơ đột tử ở trẻ rất cao. Nguyên nhân có thể do bố mẹ ngủ say vô tình làm bé ngạt thở.
  • Tránh ủ ấm bé quá mức: Hạn chế cho bé mặc nhiều hơn quá một lớp so với số lớp quần áo mà người lớn thường mặc để bé thoải mái với môi trường. Hãy chú ý để nhận thấy những dấu hiệu cho thấy bé bị nóng, chẳng hạn như bé đổ mồ hôi, tóc bị ẩm. Bạn đừng che mặt hoặc đầu của con bằng mũ trùm đầu. Trừ khi con bạn sinh non, còn không thì sau vài ngày, bé không còn cần thiết phải đội mũ nữa.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ: Hãy nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng, nếu bạn có thể. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đức, công bố năm 2009, kết luận rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ dù là hoàn toàn hay chỉ một phần cũng đều giúp giảm nguy cơ SIDS và đảm bảo sức khỏe cũng như gia tăng sức đề kháng cho con.
  • Giữ con tránh xa khói thuốc: Thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Bạn hãy giữ cho không khí trong nhà và cả môi trường xung quanh con không bị khói thuốc làm ô nhiễm, để không khí quanh bé sạch và thoáng, đừng để ai hút thuốc gần bé. Bạn cần kiểm tra những nơi cho bé đến, kiểm tra kỹ cả cửa sổ hoặc lỗ thông hơi dẫn tới nơi ngủ của bé.
  • Hãy bảo đảm con được tiêm phòng đầy đủ: Các bằng chứng cho thấy việc được tiêm phòng đầy đủ theo quy định có thể làm giảm đến một nửa nguy cơ bị SIDS.

Việc cha mẹ chăm sóc con đúng cách và khoa học không chỉ giúp phòng ngừa được hội chứng SIDS mà còn đảm bảo an toàn cho quá trình phát triển của con.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội