Sinh mổ, khi nào là cần thiết?

Tại Việt Nam ở các bệnh viện và thành phố lớn, trung bình trong một trăm trẻ sinh ra, khoảng 35-40 trẻ sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai.

Khi nào mẹ bầu nên sinh mổ?

Khi nào mẹ bầu nên sinh mổ?

Tỷ lệ các ca sinh mổ có xu hướng ngày càng tăng lên tại Việt Nam đặc biệt là tại các thành phố lớn. Bên cạnh những trường hợp liên quan tới nguyên nhân y khoa, còn có rất nhiều trường hợp sinh mổ theo yêu cầu. Tuy nhiên, trong trường hợp nào chúng ta nên sinh mổ?

Những trường hợp chỉ định trước sinh mổ

Nếu như ngầy xưa chỉ có phương pháp sinh tự nhiên thì ngày này có đến 60 – 70 % sinh mổ, nguyên nhân là do thai to, mẹ đau đẻ quá lâu, mẹ không đủ sức để sinh… Tuy nhiên nhiều bà mẹ dù không được bác sĩ chỉ định vẫn mong muốn được sinh mổ bởi chọn giờ sinh hoặc không thể chịu nổi những cơn đau đẻ hành  hạ. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa sản thì mẹ chỉ nên sinh mổ khi có chỉ định trước như:

– Ngôi thai ngược, em bé không quay đầu xuống khi gần đến ngày sinh.

– Mẹ mắc một vài căn bệnh của mẹ như: có bệnh lý về tim mạch, huyết áp, nhiễm khuẩn…

– Mang thai nhiều bé cùng một lúc.

– Mẹ sinh mổ nhiều lần trước đây.

– Mẹ từng phẫu thuật tử cung trước đó.

Đôi khi một ca sinh tự nhiên đã được chuẩn bị nhưng vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển dạ dẫn tới quyết định mổ lấy thai. Các chỉ định thường liên quan tới:

– Quá trình chuyển dạ chậm và khó khăn hoặc bị ngừng hoàn toàn.

– Thai nhi có các dấu hiệu suy thai như nhịp tim thai quá nhanh hoặc chậm.

– Thai có kích thước quá to, mẹ không thể sinh thường.

– Các vấn đề liên quan tới nhau thai (nhau thai là một cơ quan nuôi dưỡng bé trong bụng mẹ), có thể là nguyên nhân gây băng huyết cho phụ sản nếu sinh thường.

Trên thực tế, một số bà mẹ còn lựa chọn gây tê tại chỗ để có thể tỉnh táo đón chờ giây phút bé chào đời, và có thể bên cạnh bé ngay sau khi sinh.

Việc sinh mổ có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như thế nào?

Việc sinh mổ có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như thế nào?

Ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào nếu mẹ sinh mổ

Ngay sau ca mổ, mẹ và em bé thường cảm thấy ổn thỏa và người mẹ cần được phục hồi. Tuy nhiên, một số bà mẹ còn lựa chọn gây tê tại chỗ để có thể tỉnh táo đón chờ giây phút bé chào đời và có thể bên cạnh bé ngay sau khi sinh. Mặc dù như vậy nhưng so với các bà mẹ sinh thường, những bà mẹ sinh mổ thường có quá trình phục hồi sức khỏe chậm hơn.

Chưa có tài liệu nào trước đây ghi nhận về sự khác biệt rõ ràng giữa trẻ sinh thường và sinh mổ. Thế nhưng, ở Phần Lan gần đây người ta đưa ra một nghiên cứu cho thấy các phản ứng bảo vệ miễn dịch của trẻ sinh mổ không nhanh nhạy và hiệu quả bằng ở những trẻ sinh thường. Trong quá trình chuyển dạ ở trẻ sinh tự nhiên, khi bác sĩ giúp trẻ “chui” qua ống sinh vì vậy trẻ được tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể mẹ. Các vi khuẩn có lợi nhanh chóng được “cấy” vào đường ruột và nhờ vậy, hệ miễn dịch sớm của bé được “thức tỉnh” do tiếp xúc với các vi khuẩn.

Ngược lại, đối với trẻ sinh mổ do không được tiếp xúc với vi khuẩn đường sinh của mẹ nên các vi khuẩn có lợi đường ruột bifidobacteria phát triển không vượt trội và phải tới 6 tháng sau sinh thì tỷ lệ khu trú của vi khuẩn này mới bắt kịp các trẻ sinh thường. Đây cũng có thể là l‎ý do vì sao trong quá trình con đang lớn trẻ sinh mổ dễ bị bệnh ốm vặt hơn so với trẻ sinh thường.

Vì thế các mẹ không nên tự ý quyết định việc sinh thường hay sinh mổ mà vấn đề này nên để các bác sĩ có chuyên môn quyết định dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như thời điểm mẹ đang trở dạ.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội