Viêm tiểu phế quản là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em
Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý cấp tính của các phế quản có kích thước nhỏ và trung bình hay còn gọi là các tiểu phế quản. Bệnh rất thường hay gặp ở trẻ < 2 tuổi và được đặc trưng bởi triệu chứng khò khè, ho và thở nhanh.
- Cách xử lý hen suyễn tại nhà hiệu quả các mẹ cần biết
- Biểu hiện viêm xoang và nguyên tắc điều trị viêm xoang hiệu quả
- Vì sao trẻ dưới 2 tuổi khóc nhiều hay cười nhiều có thể bị lồng ruột?
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em
Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm tiểu phế quản qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia đến từ trường cao đẳng Y Dược Pasteur.
Những điều cần biết về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Hỏi: Thưa bác sĩ, có thể nhận biết bệnh viêm tiểu phế quản bằng những triệu chứng gì ạ?
Trả lời:
Virus chính là tác nhân chủ yếu gây viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Những virus thường gặp là virus hô hấp hợp bào (RSV) chiếm 50% đến 75%, virus cúm, adeno virus và rhino virus.
Bệnh thường khởi đầu bằng triệu chứng nhiễm siêu vi như sốt nhẹ, ho và chảy mũi, sau đó bé bắt đầu có khò khè, ho nhiều hơn và thở nhanh. Đa số diễn tiến ổn định trong vòng 1- 2 tuần đầu. Một số trường hợp bệnh có thể kéo dài hơn với chỉ riêng triệu chứng ho đơn thuần mà hoàn toàn không kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm khác. Có thể nhận thấy viêm tiểu phế quản ở trẻ em là bệnh của con phổ biến nhất mà bố mẹ không được bỏ qua.
Hỏi: Thưa bác sĩ, có thể thực hiện xét nghiệm nào để chẩn đoán chính xác bệnh này không ạ?
Trả lời:
Không có xét nghiệm nào có thể giúp chẩn đoán chính xác bệnh này, chủ yếu là dựa vào triệu chứng lâm sàng và khám bệnh nhân. Chúng ta thường thấy các bác sĩ nhi khoa sẽ cho làm xét nghiệm công thức máu để xem xét số lượng bạch cầu đa nhân trung tính, sẽ tăng cao hơn bình thường nếu tác nhân là do vi khuẩn. Ngoài ra nếu như diễn tiến bệnh nặng hơn, chúng ta cần chụp X quang phổi để xác định có biến chứng viêm phổi, xẹp phổi kèm theo hay không.
Việc phân lập virus thường không được thực hiện trên lâm sàng. Vì hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản sẽ diễn tiến thuận lợi, việc phân lập virus không thay đổi nhiều trong quyết định điều trị, chi phí thì khá mắc nên các phụ huynh đừng thắc mắc tại sao các bác sĩ nhi khoa thường không làm, điều này giống ngay cả các nước phát triển, chứ không chỉ riêng ở nước ta. Hầu hết các trường hợp phân lập virus chỉ thực hiện trong các công trình nghiên cứu hoặc trong trường hợp bệnh nhân nặng.
Trang sức khỏe cũng đã đăng tải thông tin trên độc giả của mình.
Trẻ bị bệnh viêm tiểu phế quản có cần sử dụng thuốc kháng sinh không?
Hỏi: Thưa bác sĩ, khi trẻ bị viêm tiểu phế quản có cần sử dụng kháng sinh không ạ?
Trả lời:
Bệnh viêm tiểu phế quản là do tác nhân virus nên không cần điều trị kháng sinh, mà chỉ cần điều trị triệu chứng, cùng với việc theo dõi những dấu hiệu nặng của bệnh. Trong trường hợp viêm tiểu phế quản có bội nhiễm vi khuẩn dẫn đến viêm phổi mới xem xét điều trị kháng sinh.
Điều trị triệu chứng bao gồm:
+ Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt trên 38,5 độ C
+ Vệ sinh mũi họng trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%
+ Cho trẻ ăn bình thường, chia nhỏ các bữa ăn ra
+ Cho trẻ uống nhiều nước
+ Theo dõi những dấu hiệu sau, nếu có thì đi khám ngay với bác sĩ nhi khoa
- Trẻ nhỏ < 3 tháng tuổi
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C
- Trẻ bị tím tái
- Trẻ bỏ bú hoặc bú kém
- Trẻ ngủ li bì khó đánh thức
- Trẻ thở nhanh > 70 lần/ phút
- Khi thở , trẻ bị co lõm ngực co lõm ngực
Trên đây cũng là bí quyết nuôi con khỏe mà các chuyên gia y tế chia sẻ với phụ huynh.
Những điều cần biết về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Hỏi: Thưa bác sĩ, có thể phòng ngừa bệnh này cho bé được không ạ?
Trả lời:
Hiện tại ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có loại vaccin đặc hiệu nào có thể phòng ngừa cho các căn nguyên virus gây ra bệnh lý này, ngoại trừ virus cúm, cho nên tỉ lệ các bé trong những năm đầu đời mắc bệnh lý này khá cao. Một điều cực kỳ quan trọng là các trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì giảm nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khác nhau. Do vậy, các bạn hãy cố gắng cho con bú sữa mẹ hoàn toàn càng sớm càng tốt và càng lâu càng tốt nhé!
Điều cuối cùng mà bác sĩ muốn nhấn mạnh đó chính là khói thuốc lá, đây chính là yếu tố khởi phát của bệnh lý này, và khi mắc bệnh thì nguy cơ bị biến chứng cũng tăng lên. Nên nhớ rằng, không phải chỉ hút thuốc lá trước mặt bé thì mới có nguy cơ, mà chính những mùi khói ám trong quần áo, cơ thể cũng đủ tạo tiền đề cho bệnh lý này.
Hỏi: Thưa bác sĩ, sau khi bé hết viêm phế quản phổi thì bố mẹ nên chăm sóc bé như thế nào để bé không bị tái phát viêm phế quản ạ?
Trả lời:
- Bố mẹ cần rửa tay thường xuyên cho bé (đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh).
- Cho bé ăn uống hợp lý đảm bảo dinh dưỡng, ngủ đủ giấc.
- Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ theo đúng quy định.
- Mặc quần áo hợp lý cho trẻ.
- Không nên để trẻ trong nhà dùng lẫn lộn bình sữa, thìa, chén… và sau khi dùng cần rửa lại sạch sẽ.
- Nếu có thể, hãy cho bé bú sữa mẹ đến khi 2 tuổi.
- Giữ nhiệt độ phòng của bé ổn định, không nên để nhiệt độ điều hoà quá lạnh trong phòng vào mùa hè (nên để ở nhiệt độ 28 – 29 độ), và cần làm cho nhà sạch sẽ, thông thoáng hàng ngày. Đặc biệt, không để cho trẻ chung sống trong môi trường có khói thuốc lá, khói bếp than, bếp củi, bụi bẩn, …
- Vào mùa thu và mùa đông, cố gắng không để trẻ nhỏ lui tới những nơi công cộng (đi xe buýt, siêu thị…) là nơi dễ có những người bị cảm.
Nguồn giaoductretho.net