Tất tần tật về việc ăn dặm hải sản ở trẻ nhỏ

Thủy sản, hải sản là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nhiều bà mẹ rất đắn đo trong việc sử dụng loại thực phẩm này trong quá trình ăn dặm của trẻ.

Thủy hải sản là nhóm thực phẩm vốn rất giàu dinh dưỡng

Khi nào có thể bắt đầu cho trẻ ăn thủy hải sản

Mặc dù thủy hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì mẹ nên nhớ tuyệt đối nói không. Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa hoàn chỉnh về hệ tiêu hóa, các loại đạm trong thủy hải sản thường gây dị ứng cho trẻ, nếu bạn cho trẻ ăn sớm quá có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, dị ứng ở trẻ. Bắt đầu thừ tháng thứ 6 mẹ có thể cho bé ăn dặm bột, cháo cá sệt, nghiền nhuyễn. Tuy nhiên không nên cho bé ăn quá nhiều, vừa cho ăn mẹ vừa quan sát xem sự đáp ứng của cơ thể trẻ với thức ăn. Từ tháng thứ mẹ có thể cho bé ăn tôm đồng, tôm biển. Những thực phẩm như  hàu, ngao, hến, trai… chỉ nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi vì các loại hải sản này chứa rất nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với cơ thể bé. Các loại hải sản, thuỷ sản hun khói tuyệt đối không cho bé ăn trước 18 tháng.

Trẻ cần ăn thủy hải sản một lượng vừa đủ để tránh việc thừa chất

Bé có thể ăn những loại thủy hải sản nào?

Những loại thủy hải sản mà mẹ có thể lựa chọn cho bé ăn dặm như:

  • Cá biển: bao gồm cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá basa là những loại cá chứa nhiều omega 3 tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh. Trong gan cá còn chứa Vitamin A, D, kèm lượng đạm sinh học cao – tỉ lệ đạm cân đối với cơ thể con người, các axit béo chưa no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn, với những loại cá nhỏ có thành phần canxi cao cần thiết cho sự phát triển cơ xương và răng.
  • Các loại hải sản có vỏ: là những thực phẩm đặc biệt là rất giàu kẽm cần thiết cho sư tăng trưởng và phát triển hệ sinh dục của trẻ. Hàu, sò, trai là những thực phẩm mẹ có thể lựa chọn để chế biến đồ ăn dặm cho bé
  • Các loại cá nước ngọt: cá quả, cá trắm… tuy không chứa nhiều các axit béo chưa no như các biển, nhưng cá đồng cũng chứa nhiều chất đạm quí, dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển. Cá đồng cũng chứa lượng canxi và vitamin cao, như 100g cá mè có 157mg canxi, cá chép chứa 181mg vitamin A, lươn có 1800mg vitamin A. Thông thường nên cho trẻ ăn cá nước ngọt khi mới tập ăn dặm cho trẻ. Mẹ nên lựa chọn các loại cá nạc, ít xương.
  • Tôm, tép, ngay cả tôm tép khô cũng là thức ăn giàu sắt, đạm và canxi. 100g tép khô chứa đến 2000mg canxi, tôm khô 236mg, tôm tươi 1120mg. Sắt trong tép khô và tôm khô cũng có xấp xỉ 5mg/100g
  • Tương tự, cua đồng và cua biển là thức ăn chứa hàm lượng canxi, sắt và kẽm cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên. 100g cua đồng và cua biển có lần lượt canxi là 5040mg và 141mg. Cua đồng cũng chứa 4,7mg sắt còn cua biển có 1,4mg kẽm.

Lượng thủy hải sản cho bé ăn như thế nào là đủ?

Vì trong giai đoạn con đang lớn nên sẽ tùy theo độ tuổi của trẻ mà cha mẹ cho bé ăn lượng thủy hải sản khác nhau.

  • Với bé từ 7 – 12 tháng có thể ăn mỗi ngày một bữa, mỗi bữa có thể ăn 20 – 30gr thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ), và tối thiểu ăn 3 – 4 bữa/tuần
  • Bé từ 1 – 3 tuổi có thể mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún , súp… mỗi bữa ăn 30 – 40 g thịt của hải sản
  • Bé từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội