Hai loại bệnh thường gặp lúc giao mùa ở trẻ nhỏ

Giao mùa là khoảng thời gian hết sức nhạy cảm với trẻ nhỏ, nó tiềm ẩn các tác nhân khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh như sởi và các vấn đề liên quan đến bệnh đường tiêu hóa do ăn phải thực phẩm không an toàn vệ sinh. Hãy cùng Giáo dục trẻ thơ tìm hiểu về 2 loại bệnh này.

       1. Bệnh sởi

Đây là bệnh theo mùa, là bệnh lành tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh sởi tuy ít ảnh hưởng đến tính mạng nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt đối với trẻ em suy dinh dưỡng…

Triệu chứng bệnh sởi thường là sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 đến 40 độ , sốt liên tục. Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy. Có những chấm nhỏ khoản nổi lên trên niêm mạc má, dễ dàng thấy khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 đến 18 giờ.

Sau khi sốt 3 đến 4 ngày, trẻ bị phát ban. Lúc đầu, ban đỏ mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban đỏ rải rác, thể nặng thì ban đỏ dày gần như che kín toàn bộ da, bao gồm cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da. Trẻ ăn kém, mệt, mỏi. 3 đến 4 ngày sau khi ban đỏ mọc, ban sẽ bắt đầu bay, màu nhạt dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.

Trẻ nhỏ thường mắc các bệnh về tiêu hóa khi chuyển mùa

          2. Bệnh nhiễm trùng tiêu hóa

Theo Ths Phạm Thị Duyên, GV môn Sinh học trường ĐH Lương Thế Vinh cho biết: Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa.

Biểu hiện của bệnh nhiễm trùng tiêu hóa là phát bệnh đột ngột và phần lớn trẻ mắc bệnh thường là sốt cao (38-40 độ C) và phần lớn kèm theo các biểu hiện như sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho và rát họng.

Nếu bệnh nặng xuất hiện các biểu hiện như đại tiện dạng nước hoặc buồn nôn do đường ruột của các bé chưa phát triển hoàn thiện, các hoạt tính enzyme còn yếu, tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng lại khá cao và đồng thời phải gánh trọng trách của đường ruột. Hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các chức năng của gan, thận trong thời kỳ sơ sinh vẫn chưa thành thục, cơ năng điều tiết còn kém đồng thời khả năng miễn dịch cũng chưa thành thục.

Chia sẻ về cách chăm sóc trẻ nhỏ, Ths Phạm Thị Hoa, GV khoa kỹ thuật xây dựng trường ĐH Lương thế Vinh cho biết: Việc ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất… cũng giúp tăng cường sức đề kháng, miễn dịch và phòng các bệnh thường gặp ở trẻ lúc giao mùa tốt hơn. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội