Bệnh sỏi mật là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Những triệu chứng tưởng chừng như thông thường như: đầy bụng, đau bụng bên phải,…nhưng có thể bạn đã bị sỏi mật, tốt nhất bạn nên đi khám ngay.

Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê, có màu xanh nằm ở phía dưới thùy gan phải, dịch mật là một chất lỏng sệt màu vàng hơi lục có vị đắng, đây là cơ quan dùng để lưu trữ mật trước khi đổ vào ruột non, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và phân hủy các chất béo. Con người vẫn có thể sống nếu cơ thể không có túi mật. Cùng các Bác sĩ – Giảng viên trường  Cao đẳng Y Dược Pasteur  tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp điều trị bệnh sỏi mật một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Hỏi:Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết sỏi mật là bệnh gì?

Trả lời:

Sỏi mật là một bệnh về đường tiêu hóa, là sự kết tụ thành các viên sỏi trong lòng đường mật. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn ở nam và tăng dần theo độ tuổi. Sỏi mật có thể phát hiện nhờ nội soi, chụp X-Quang, nội soi tủy mật ngược dòng, nội soi ảo.Tùy theo bản chất của sỏi người ta chia làm 2 loại sỏi chính là:

+ Sỏi cholesterol: phổ biến nhất chiếm đến 60% trường hợp mắc bệnh, thường là sỏi đơn độc, có màu nhạt, và không cản được tia X.

+ Sỏi sắc tố mật: loại này ít hay gặp và cản nhiều tia X.

– Những người mắc bệnh thường là bệnh nhân sau 40 tuổi và nguy cơ mắc càng tăng khi tuổi đời càng cao.

– Phụ nữ sau khi mang thai sinh đẻ, hay người uống nhiều thuốc ngừa thai và phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh, hormone nữ làm cho cholesterol tập trung nhiều ở mật , chức năng thu gọn túi mật, hệ thống mật dễ bị viêm nhiễm hình thành sỏi mật.

– Những người giảm cân nhanh sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn những người bình thường.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, những nguyên nhân nào gây nên bệnh sỏi mật? Có những dấu hiệu nào để nhận biết được bệnh sỏi mật không?

Trả lời:

  • Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật:

– Do ứ đọng dịch mật hay do nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng

– Do dư thừa Cholesterol, ăn nhiều chất béo hay ít vận động ngồi nhiều một chỗ.

– Do thuốc estrogen và clofibrate làm cho lượng chất này tăng lên có tác dụng giảm lão hóa, thư giãn cơ bắp nhưng ngược lại do liều quá cao sinh ra tác dụng phụ làm cho các túi mật giãn ra là chậm quá trình lưu thông túi mật khiến dịch mật bị ứ trệ lâu ngày sinh ra sỏi mật.

– Do có quá nhiều Bilirubin trong dịch mật chính là sản phẩm phân hủy của hồng cầu già được loại bỏ bằng cách bài tiết qua thận.

– Do di truyền tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh đến 30%.

– Do ăn kiêng khem quá mức trong một thời gian dài thiếu chất béo làm giảm các cơn co bóp túi mật.

– Ngoài ra theo thống kê thì béo phì, bệnh tiểu đường, xơ gan là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi mật.

Sỏi mật gây triệu chứng đầy trướng, khó tiêu, đau hạ sườn phải

  • Các triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi mật

Xuất hiện các cơn đau đột ngột lâu ngày thành các cơn đau dữ dội, đau tức ở vùng hạ sườn phải, vùng thượng vị rồi dần lan sang sau lưng, tăng lên khi ho, thở.

– Sốt nhẹ cũng có thể sốt cao, lạnh run do đường mật bị nhiễm trùng thường đi cùng với các cơn đau kéo dài.

– Vàng da, vàng mắt do tắc mật, nhưng trong trường hợp túi mật đơn thuần thì không gây ra vàng da.

– Hay ợ chua, đầy hơi, chất lưỡi đỏ và rêu lưỡi vàng dày.

– Khi túi mật thủng sẽ lan sang có cơ quan kế cận như: ruột non, sỏi mật, cũng có thể lan vào trong đường mật, nặng hơn gây ra nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng.

Chế độ ăn uống và phương pháp điều trị bệnh sỏi mật

Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh sỏi mật?

Trả lời:

Tùy theo từng trường hợp bệnh mà các Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp:

– Điều trị không phẫu thuật:

  • Sử dụng thuốc tan sỏi với bản chất là acid mật, tuy nhiên chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol nhỏ hơn 1.5cm và chưa bị canxi hóa. Thời gian điều trị kéo dài và thường bị gián đoạn bởi tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
  • Phương pháp tán sỏi mật qua da, nội soi mật tụy ngược dòng, gắp sỏi có thể thành công hoặc tạm ổn định tới 80% các trường hợp sỏi đường mật.

– Điều trị ngoại khoa: Áp dụng trong những trường hợp bệnh đã biến chứng nghiêm trọng hoặc sỏi lớn, không thể sử dụng thuốc để điều trị. Ngày nay phẫu thuật nội soi phổ biến và chiếm ưu thế, vì nó đơn giản, nhanh chóng và ít biến chứng hơn so với phương pháp mổ hở. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không thể can thiệp vì sỏi nằm ở vị trí hiểm hóc, rải rác trong nhu mô gan, hoặc người bệnh không đáp ứng được vì lý do kinh tế, sức khỏe.

Hỏi: Bệnh nhân sỏi mật nên có chế độ ăn như thế nào?

Trả lời:

Bác sĩ Lê Anh Tuấn – giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM khuyến cáo người mắc bệnh sỏi thận cần giảm cholesterol, hạn chế các thực phẩm như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, tôm, thịt mỡ, thịt hun khói, xúc xích, dừa, các loại đậu, giấm chua, …

Người bệnh sỏi mật cần kiêng các thực phẩm béo, giàu cholesterol

– Uống từ 2-3 lít nước muỗi ngày, cũng có thể dùng nước ép trái cây để làm loãng nước mật.

– Cân bằng tinh bột và chất xơ trong chế độ ăn: ăn nhiều chất xơ dễ tiêu hóa như rau, củ, quả trái cây tươi sống, giảm tinh bột và chất ngọt như: bánh kẹo, nước uống có gas, các loại quả khô cứng.

– Hạn chế các thức ăn, nhiều dầu mỡ dùng dầu ăn thực vật thay vì mỡ động vật, thức ăn cay nóng.

– Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ca cao, chô–cô–la, trà đậm, … và các chất kích thích khác.

– Một số thực phẩm có lợi cho mật như: nghệ, lá chanh, đậu tương, đậu xanh

– Ăn uống thanh đạm chế biến các món luộc, hấp thay vì chiên, xào, dùng ít muối ăn.

– Chia bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ tránh ăn quá no để giảm áp lực lên túi mật.

Sỏi mật sau khi phẫu thuật nhiều trường hợp vẫn tái phát lại vì thế nên phòng ngừa để hạn chế tránh xa căn bệnh sỏi mật bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chăm sóc bản thân và những người xung quanh mình chính là tự yêu chính mình. Tình yêu là hành động cao cả của tâm hồn và là kiệt tác của con người.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội