Bệnh khoèo chân ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trên thế giới cứ có 1000 trẻ nhỏ sinh ra thì lại có một trẻ mắc dị tật khoèo bàn chân. Bệnh khoèo chân hay còn gọi là dị dạng bàn chân xảy ra trong thời kì mang thai và được phát hiện sau khi sinh.

 

Bệnh khoèo chân là gì?

 

Bệnh Khoèo chân bẩm sinh là gì?

 

Các chuyên gia tại Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur  trả lời câu hỏi “bệnh khoèo chân bẩm sinh là gì?” như sau: Khoèo chân bẩm sinh là dị tật gây dị dạng ở bàn chân ảnh hưởng tới chức năng vận động, dáng đi sau này của trẻ nhỏ. Các tổ chức phần mềm nối với gân cơ và bám vào nền xương, khi đó bị co rút lại ngắn đi gây tình trạng co quắp như gậy đánh gol. Khi các chuyên gia y tế thăm khám sờ nắn bàn chân khoèo sẽ cảm nhận thấy được sự co rút kém linh hoạt ở bàn chân bẩm sinh bị khoèo.

 

Khoèo chân bẩm sinh nguyên nhân nào gây ra bệnh?

 

Các chuyên gia y tế cho biết, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân gây khoèo chân bẩm sinh. Nhưng cũng có một số yếu tố liên quan đến bệnh khoèo chân ở trẻ dưới 1 tuổi như sau:

GEN – Di truyền ở trẻ

 

  • Khiếm khuyết phát triển phần sụn của xương sên và yếu tố thần kinh gen bị rối loạn phát triển, Xương sên là một xương nhỏ ở vùng cổ chân, kết nối phần đầu dưới cẳng chân với bàn chân) dẫn đến dị dạng gấp, khép và nghiêng vào trong của bàn chân.
  • Đột biến gen gây dị dạng của vùng bám tận của gân vào xương. Những rối loạn trong phát triển bào thai làm cho xương mác phát triển chậm.

 

Khoèo chân bẩm sinh nguyên nhân nào gây ra bệnh?

 

Nguyên nhân trong thời kỳ mang thai

 

  • Bởi yếu tố ảnh hưởng của khói thuốc lá, khói bụi công nghiệp.
  • Bởi vì người mẹ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hoặc nhiễm vi-rút trong thời kỳ thai nghén.
  • Bởi sự co kéo của màng ối.
  • Bởi vị trí sắp xếp của thai nhi trong bụng mẹ.
  • Thiểu dưỡng hoặc ít nước ối làm cho cơ tử cung hoặc dây rốn chèn ép lên bàn chân của thai nhi.

 

Bệnh Khoèo chân bẩm sinh có dấu hiệu nào nhận biết?

 

Sau khi trẻ nhỏ được sinh ra, các triệu chứng chính có thể dùng để nhận biết bệnh khoèo chân bẩm sinh ở con đang lớn từng ngày bao gồm:

  • Nhìn về tổng quát, bàn chân khoèo bẩm sinh sẽ ngắn và nhỏ hơn bàn chân bình thường.
  • Trục của ngón chân cái bị thay đổi xoay và hướng lên trên.
  • Phần trước và giữa của bàn chân bị co rút và ngắn lại.
  • Bắp chân bị thiểu dưỡng và teo nhỏ.
  • Cổ chân và bàn chân duỗi đổ, gân Achilles bị co rút, gót chân có xu hướng hướng lên cao.
  • Bàn chân bị biến dạng, nửa sau duỗi đổ, gấp về phía trong.

 

Cần làm gì để ngăn ngừa khoèo chân bẩm sinh?

 

Để giảm thiểu nguy cơ mắc khoèo chân bẩm sinh cho trẻ nhỏ, người mẹ cần chú ý trong thời kỳ mang thai:

  • Không nên hút thuốc cũng như tránh xa môi trường khói thuốc, môi trường độc hại.
  • Mẹ bầu cần tránh bị nhiễm trùng khi mang thai
  • Tuyệt đối không uống rượu bia hoặc sử dụng ma túy hay chất kích thích khi mang thai, nên ăn uống chế độ khoa học tốt cho cả mẹ và con.

 

Điều trị khoèo chân ở trẻ như thế nào?

 Các biện pháp chẩn đoán bệnh khoèo chân bẩm sinh

 

Tật khoèo chân bẩm sinh phức tạp và thay đổi theo từng người bệnh nên cần thăm khám thật kỹ càng. Chẩn đoán thông qua X-quang bàn chân 2 tư thế thẳng và nghiêng.

  • Trên phim thẳng: thông thường trục dọc của xương sên và xương gót tạo một góc 30-35ºC mở ra trước, còn đối với bàn chân khoèo bẩm sinh thì hai trục này song song với nhau.
  • Trên phim nghiêng: bàn chân bị bệnh thì hai trục dọc của xương sên và xương gót trục này song song với nhau.

Thông tin về bệnh khoèo chân bẩm sinh mang tính chất tham khảo, Phụ huynh và mẹ bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám cũng như sàng lọc sớm dị tật bẩm sinh tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Theo giáo dục trẻ thơ tổng hợp


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội