Viêm phế quản căn bệnh “thường niên” ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể thời tiết nào. Bệnh thường khó chữa khỏi và để lại nhiều biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe con.

Viên phế quản căn bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ

Viên phế quản căn bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản là một bệnh con thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Theo các chuyên gia nhận định có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản trong đó phải kể đến một vài nguyên nhân như:

  • Nhiễm trùng: Viêm phế quản đa số gây ra bởi vius. Bên cạnh đó, nó cũng có thể được gây nên bởi các vi trùng khác, chẳng hạn như nấm men, vi khuẩn hoặc một loại nấm.
  • Không khí bị ô nhiễm: Nếu môi trường sống xung quanh trẻ bị ôi nhiễm, nhiều khói bụi thì chúng cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản ở con.
  • Khói thuốc lá: Trẻ con khi tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ có nguy cơ cao mắc viêm phế quản cũng như các bệnh về đường hô hấp khác. Vì thế cha mẹ cần chú ý để trẻ tránh xa những nơi có khói thuốc
  • Trẻ sinh non. Trẻ sinh thiếu tháng, sinh non sẽ cũng có nguy cơ bị viêm phế quản. Vì sức đề kháng của trẻ sẽ yếu hơn bình thường.

Ngoài ra còn do một số nguyên nhân bên ngoài tác động như trẻ không mặc đủ ấm, ăn đồ lạnh… vì thế mẹ cần nắm rõ những kinh nghiệm chăm con để có thể bảo vệ sức khỏe của con một cách tốt nhất.

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Những triệu chứng thường thấy khi trẻ bị viêm phế quản

Viêm phế quản là một bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là khi thời tiết trở mùa. Để sớm có những biện pháp và cách điều trị kịp thời cha mẹ cần nhận biết được những dấu hiệu khi mắc bệnh ở con. Một vài dấu hiệu phổ biến khi trẻ mắc bệnh viêm phế quả bao gồm:

  • Ho dai dẳng, kéo dài và thường có đờm.
  • Khi bị viêm phế quả trẻ thở nhanh hơn bình thường và thường khò khè.
  • Thở gắng sức cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
  • Trẻ sẽ có biểu hiện từ sốt vừa đến sốt cao và kèm theo đó có thể là nôn.
  • Sắc mặt trẻ nhìn nhợt nhạt, thường quấy và khó chịu.

Bệnh viên phế quản ở trẻ thường phát triển rất nhanh và khó điều trị dứt điểm vì thế khi con có những biểu hiện bất thường cha mẹ cần cho con tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Chế độ ăn uống cũng góp phần lớn cải thiện tình trạng sức khỏe ở trẻ nhoe

Chế độ ăn uống cũng góp phần lớn cải thiện tình trạng sức khỏe ở trẻ nhỏ

Những biện pháp phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ

Để có thể nuôi con khỏe mạnh thông minh cha mẹ cần nắm rõ những biện pháp phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ để có thể đảm bảo sức khỏe cho con một cách tốt nhất trong suốt quá trình phát triển.

  • Cho trẻ vui chơi và sinh hoạt trong môi trường lành mạnh, không có khói bụi và các chất độc hại.
  • Bổ sung dưỡng chất, cho trẻ nhỏ bú sữa đầy đủ, đối với trẻ từ 2 – 4 tuổi thì cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, D, uống nhiều nước để trẻ đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng cũng như tăng sức đề kháng, đẩy lùi các vi khuẩn xâm nhập.
  • Cho trẻ vệ sinh răng miệng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.
  • Khi thấy bé có biểu hiện ho nhẹ, nóng sốt và mệt mỏi, cần sử dụng nhiệt kế Domotherm để đo nhiệt độ cơ thể trẻ. Nhiệt kế này sẽ đưa ra kết quả nhanh chóng và chính xác, có thể lưu giữ kết quả mỗi lần đo. Dựa vào đó, bạn hãy xem xét nhiệt độ của trẻ tăng hay giảm để biết được bé có dấu hiệu bị viêm phế quản hay không.

Với những kiến thức về bệnh viêm phế quản ở con cha mẹ cần nắm rõ để biết cách phòng tránh cũng như bảo vệ sức khỏe cho con một cách tốt nhất.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội