Không phải trẻ mà cha mẹ mới chính là “chìa khóa” giảm cân cho con

Béo phì để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm nhưng bản thân trẻ không phải là yếu tố giảm cân mà “liệu trình giảm béo” của chúng sẽ xuất phát từ những người làm cha mẹ.

Bệnh béo phì là bệnh lý thường gặp ở con

Bệnh béo phì là bệnh lý thường gặp ở con

Béo phì là một bệnh lý thường gặp ở con trong thời đại kinh tế mới phát triển, ước tính tỉ lệ trẻ mắc phải căn bệnh này đang gia tăng một cách chóng mắt và rất khó kiểm soát. Đã có rất nhiều nghiên cứu y học về những biến chứng bệnh béo phì để lại cho con trẻ, nhiều bậc cha mẹ cũng cảm thấy bất lực vì thấy con ăn mà không thể ngăn cản. Vậy làm sao để giúp con có thể giảm cân an toàn mà không ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe?

Các biến chứng bệnh béo phì gây ra cho sức khỏe của trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh béo phì của trẻ ngày một gia tăng ở nước ta, khi nền kinh tế phát triển thì các yếu tố môi trường, sở thích lối sống thay đổi khiến con trẻ ít vận động mà tập trung vào ăn uống khiến lượng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể ngày càng gia tăng. Mặt khác trẻ được ăn nhiều dưỡng chất từ khi còn trong bụng mẹ đến khi ra đời càng làm tăng lượng đường, calo và chất béo, từ đó càng làm gia tăng lượng dưỡng chất trong cơ thể khiến trẻ bị béo phì. Cha mẹ có thể dựa vào chỉ số khối cơ thể hoặc biểu đồ BMI để quyết định xem trẻ có bị thừa cân hoặc béo phì hay không. Nếu trẻ em có BMI bằng hoặc cao hơn 85 nhưng dưới 95 được coi là thừa cân và BMI bằng hoặc trên 95 được xem là béo phì. Vì thế, cha mẹ nên tìm hiểu những nguyên nhân và biểu hiện bệnh béo phì để sớm có phương pháp bảo vệ sức khỏe cho con và cứu chúng thoát khỏi những biến chứng bệnh nguy hiểm sau này. Theo nghiên cứu khoa học, những trẻ thừa cân hoặc béo phì cũng có thể mắc phải những chứng bệnh mà người lớn hay gặp như nguy cơ cho bệnh tim mạch và đái tháo đường, một số căn bệnh mới lạ như bệnh tự kỷ, tăng động cũng một phần yếu tố là do bệnh béo phì. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, bệnh đái tháo đường týp 2 hầu như chưa từng được biết đến ở trẻ em nhưng cho đến nay đã có nhiều báo động gặp ở những trẻ em mắc bệnh béo phì, thừa cân. Bệnh đái tháo đường, tim mạch vẫn chưa là “dấu chấm hết” với trẻ bị béo phì mà chúng còn có nguy cơ phải đối mặt với bệnh cao huyết áp, cholesterol và các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, xương khớp, bệnh gan béo phì, ợ nóng. Vậy phải làm sao để “cứu con” trước các căn bệnh này và ai mới có thể giúp chúng?

Không phải trẻ mà cha mẹ mới chính là “chìa khóa” giảm cân cho con

Không phải trẻ mà cha mẹ mới chính là “chìa khóa” giảm cân cho con

Không phải trẻ mà cha mẹ mới chính là “chìa khóa” giảm cân cho con

Bệnh béo phì không còn là căn bệnh của người lớn, bệnh của mẹ mà có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Rõ ràng mẹ biết được những nguy cơ mắc bệnh từ béo phì và cũng nhận thức được rằng căn bệnh này còn làm mất đi tính thẩm mỹ bên ngoài nữa. Nhiều nhà nghiên cứu boăn khoăn rằng, liệu có sự khác biệt nào trong việc giảm cân thành công của trẻ khi họ tham gia điều trị giảm cân dựa trên gia đình so với việc chỉ điều trị dựa trên cha mẹ và nếu các bậc cha mẹ cũng giảm cân, con trẻ và cha mẹ sẽ cùng tham gia vào hoạt động thể chất nhiều hơn hay nếu cha mẹ thay đổi cách họ cho trẻ ăn. Khi nói đến sức khỏe của trẻ thì cha mẹ chính là nhân tố quyết định, bởi vì một đứa trẻ không tự chuẩn bị bữa ăn của mình, đọc nhãn thực phẩm, chúng cũng chưa thể nhận thức được ăn cái này có tốt hay béo phì không nhưng bố mẹ thì lại khác. Họ có nhận thức để lựa chọn thực phẩm, chuẩn bị bữa ăn, tham gia ăn cùng con trẻ để tạo thêm niềm vui và động lực cho trẻ.

Vì vậy, nếu cha mẹ được các bác sĩ chuyên khoa giáo dục về việc giảm cân thì ít nhiều con trẻ vẫn thu được lợi ích dù chúng có được ở đó chứng kiến hay không. Khi cha mẹ đưa những lời khuyên lành mạnh vào thực tiễn thì trẻ em có thể  nhận thức được bệnh béo phì có tác hại như thế nào để chúng có động lực giảm cân và cha mẹ cũng vậy. Vì thế, nếu những bậc cha mẹ đang tự hỏi làm thế nào để giảm cân cho trẻ em thì hãy bắt đầu từ chính bản thân mình, chính sự giáo dục, sự chọn lựa, sự quyết tâm của bạn là “chìa khóa” để giảm cân cho con.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội