Những thực phẩm nên sử dụng và cần hạn chế khi gặp vấn đề về tiêu hóa
Tuân thủ chế độ ăn uống với các thực phẩm dễ tiêu, hỗ trợ tốt cho những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm và giúp đường ruột phục hồi sau các vấn đề tiêu hóa. Vậy nên sử dụng và hạn chế những thực phẩm nào?
1. Những ai nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa?
Bác sĩ, giảng viên tại trường Cao đẳng Y Dược TPHCM: Khi gặp vấn đề về tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến nghị cần điều chỉnh chế độ ăn uống, lựa chọn thực phẩm phù hợp. Nên ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu và dễ hấp thụ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Đây là một phương pháp tự nhiên quan trọng giúp cân bằng và cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh.
Chế độ ăn với thực phẩm dễ tiêu hóa thường được áp dụng cho những người mắc các rối loạn tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích hoặc đang điều trị loét dạ dày, trào ngược acid, do hệ tiêu hóa đang bị tổn thương và cần thời gian phục hồi.
Ngoài ra, những người mới phẫu thuật cũng cần thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ cơ thể hấp thu dinh dưỡng và phục hồi nhanh hơn.

Người bị rối loạn tiêu hóa cần chú ý lựa chọn thực phẩm để phục hồi đường tiêu hóa.
2. Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa nhất
Những thực phẩm dễ tiêu hóa thường chứa ít chất xơ và chất béo, vì hai thành phần này cần nhiều thời gian để phân hủy. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu carbohydrate đơn giản cũng dễ hấp thu và cung cấp năng lượng nhanh chóng. Một số thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa tốt bao gồm:
Cháo, súp: Kết cấu mềm, dễ nuốt, hỗ trợ tiêu hóa.
Cơm trắng nấu mềm: Dễ tiêu hơn so với gạo lứt.
Thịt gà luộc, cá hấp: Cung cấp protein dễ tiêu hóa.
Bánh mì trắng: Hấp thu nhanh hơn so với bánh mì nguyên cám.
Khoai lang, khoai tây: Giàu tinh bột, dễ tiêu hóa.
Chuối: Mềm, dễ tiêu và giàu kali.
Táo: Nên gọt vỏ, bỏ hạt để tiêu hóa dễ dàng hơn.
3. Bổ sung thực phẩm hỗ trợ sức khỏe đường ruột
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả. Khi gặp vấn đề tiêu hóa, đường ruột có thể bị ảnh hưởng, do đó cần hạn chế thực phẩm gây kích ứng và tổn thương niêm mạc ruột, đồng thời tăng cường các thực phẩm giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn.
Lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy thức ăn, sản xuất enzyme tiêu hóa và hỗ trợ cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng để duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngoài chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng với 4 nhóm thực phẩm, cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây chín. Ngoài ra, có thể sử dụng thực phẩm lên men như kim chi, sữa chua và các chế phẩm từ sữa lên men để hỗ trợ tiêu hóa.

Ăn sữa chua giúp tăng vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
4. Thực phẩm cần hạn chế khi gặp vấn đề tiêu hóa
Một số thực phẩm có thể gây khó tiêu và khó chịu, đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, bao gồm. Chuyên gia, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm cho biết:
Thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ: Hàm lượng chất béo cao làm chậm tiêu hóa, dễ gây đầy hơi, chướng bụng và khó chịu dạ dày.
Thức ăn cay: Có thể kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, gây khó tiêu.
Ngũ cốc nguyên hạt: Dù giàu dinh dưỡng nhưng lượng chất xơ cao có thể gây khó tiêu với một số người.
Các loại đậu: Chứa đường phức hợp có thể gây đầy hơi, chướng bụng.
Sản phẩm từ sữa: Những người không dung nạp lactose có thể bị đầy hơi, tiêu chảy khi uống sữa.
Thực phẩm chế biến sẵn: Chứa chất phụ gia, bảo quản khó phân hủy, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Thịt chế biến: Giàu chất béo, natri và chất bảo quản, khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.
Thực phẩm có tính acid: Các loại như cam, quýt, cà chua có thể gây trào ngược và khó chịu.
Chất tạo ngọt nhân tạo: Có thể gây đầy hơi, khó tiêu ở một số người.
Đồ uống có gas: Dễ làm tăng lượng khí trong đường tiêu hóa, gây đầy bụng.
Rượu: Gây kích ứng niêm mạc tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột.