Tìm hiểu về bệnh sởi ở trẻ em mùa Xuân hè năm nay
Mặc dù được xem là bệnh nhiễm virus cấp tính có tính lây truyền rất nhanh và có diễn biến quanh năm nhưng sởi vẫn được xem là bệnh nguy hiểm của mùa Xuân Hè.
- Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
- Có nên cho trẻ ăn gạo lứt hay không?
- Cùng khám phá 15 sự thật thú vị nói về trẻ sơ sinh
Tìm hiểu về bệnh sởi ở trẻ em mùa Xuân hè năm nay
Bác sỹ Nguyễn Hữu Định – Giảng Viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về những nguy hiểm từ căn bệnh này.
Tìm hiểu bệnh sởi lây truyền như thế nào?
Nguyên nhân gây ra bệnh sởi là do nhiễm Virus thuộc họ Paramyxoviridae. Virus gây bệnh ở đường hô hấp nên dịch tiết ở mũi, hầu họng, của người bị bệnh là nguồn lây chủ yếu cho người xung quanh. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi không có che chắn; ăn chung, uống chung cùng người lành sẽ phát tán virus ra ngoài môi trường.
Có 4 giai đoạn của bệnh sởi:
– Giai đoạn đầu: giai đoạn này thường là giai đoạn ủ bệnh của virut, khi người bị nhiễm virut thì trong khoảng 10 đến 15 ngày người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ
– Giai đoạn 2: Giai đoạn này còn có thể gọi là giai đoạn thời kì khởi phát. Đây cũng là giai đoạn hay lây lan nhất, và khi đó người bệnh sẽ thấy trong người mệt mỏi, khó chịu, đau nhức cơ khớp, bị sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao lên tới 39 đến 40 độ. Khi bị sốt cao người bệnh còn có thể xảy ra các hiện tượng co giật cơ thể. Ngoài ra bệnh còn có 1 số biểu hiện như: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ, sợ ánh sáng…
– Giai đoạn 3: Giai đoạn này là lúc bệnh xuất hiện phát ban khắp cơ thể. Mới đầu phát ban xuất hiện trên mặt sau đó dần dần lan tới khắp cơ thể. Nốt phát ban có màu hồng nhạt và thường kết dính lại với nhau.
– Giai đoạn cuối: Đây có thể được gọi là giai đoạn cơ thể phục hồi. Những nốt phát ban trên cơ thể dần dần bay biến mất, nhưng 1 số vùng da có thể bị ảnh hưởng để lại các dấu hiệu thâm đen trên da.
Thông thường chúng ta sẽ nghĩ bệnh nhân mắc bệnh sởi khi bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi, mệt mỏi và đặc biệt là đang trong thời điểm có dịch sởi.
Tìm hiểu bệnh sởi lây truyền như thế nào?
Bệnh sởi có thể để lại những biến chứng gì?
- Biến chứng đường hô hấp: Bệnh không được điều trị sớm có thể gây viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm quản- phổi…
- Biến chứng về thần kinh: Viêm não-màng não-tủy cấp, viêm màng não, viêm não chất trắng…
- Biến chứng đường tiêu hóa: viêm niêm mạc miệng, cam miệng, viêm ruột…
- Biến chứng Tai- Mũi- Họng: viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai xương chũm…
- Biến chứng do suy giảm miễn dịch: Do mắc thêm các bệnh khác như ho gà, bạch hầu…
Phương pháp phòng tránh bệnh sởi cho trẻ
Bệnh sởi tuy nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng được quan trọng nhất là tiêm phòng vaccin cho trẻ đầy đủ, không được bỏ mũi tiêm
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở
Để nuôi con khỏe, các mẹ cần chăm chỉ vệ sinh nhà cửa: quét nhà sạch sẽ, lau nhà bằng dung dịch tiệt trùng mỗi ngày 1 lần nhất là nơi trẻ ngồi chơi, nhà vệ sinh…. Dùng các loại dược liệu như bồ kết, lá mùi, lá trà xanh, nước chanh… để tắm gội cho trẻ.
- Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh
Khi phát hiện trường học hay xung quanh có người nhiễm sởi phải cách ly ngay lập tức. Đeo khẩu trang khi phải ra ngoài, tiếp xúc với các nguồn lây bệnh; tránh sử dụng chung cốc nước, bát ăn cơm với người nhiễm bệnh. Thường xuyên vệ sinh đôi tay trước khi chế biến thực phẩm và dụng bữa.
Phương pháp phòng tránh bệnh sởi cho trẻ
- Tăng cường nâng cao sức khỏe cho bản thân
– Tập luyện thể dục thường xuyên nâng cao thể trạng, giữ ấm cho cơ thể tráng bị nhiễm lạnh.
– Uống đầy đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2 lít mỗi ngày).
– Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều Vitamin A như cà rốt, các loại rau xanh thẫm và các loại quả có màu vàng, màu da cam.
Cảm ơn Bác sỹ với những chia sẻ hữu ích trên!
Nguồn giaoductretho.net