Bạn cần cẩn trọng điều gì khi sử dụng Nhân Sâm?

Nhân sâm được biết đến là vị thuốc thượng phẩm, đại bổ nguyên khí. Trong y học cổ truyền Nhân sâm đứng trong bộ thuốc quý “ Sâm- Nhung- Quế- phụ”. Vậy cần sử dụng nhân sâm thế nào?

Bạn cần cẩn trọng điều gì khi sử dụng nhân Sâm?

Bạn cần cẩn trọng điều gì khi sử dụng nhân Sâm?

Cùng tìm hiểu về những cẩn trọng khi dùng Nhân Sâm dưới đây để biết cách tận dụng hiệu quả từ loại thuốc quý hiếm này trong thực tế.

Những trường hợp không nên dùng Nhân Sâm

Người đang khoẻ mạnh không nên dùng Nhân Sâm

Người xưa thường bảo, đang khoẻ mạnh mà dùng Nhân sâm, chẳng khác gì ngôi nhà đang vững chắc lại đục tường cấy thêm cột vào để gia cố, như vậy không chỉ vô ích mà còn khiến ngôi nhà chóng hư hỏng hơn.

Quan sát lâm sàng hiện đại cho thấy, không có bệnh mà dùng Nhân sâm có thể làm huyết áp tăng cao, miệng khô lưỡi rát, đại tiện táo, chảy máu mũi và rối loạn chức năng nội tạng.

Trong Nhân sâm có một số chất có tác dụng chống phân giải chất béo, ví dụ như aspartic acid, arginine… Do đó, khi dùng Nhân sâm, quá trình tích mỡ ở một số cơ quan và thành mạch máu sẽ có thể gia tăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch.

Phụ nữ đang mang thai nói chung không nên dùng Nhân sâm

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, phụ nữ khi có thai nói chung không nên sử dụng đến phương pháp “đại bổ”.

Nếu khi mang thai dùng quá nhiều các thứ thuốc bổ như nhân sâm, long nhãn, gà hầm… có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn…

Ăn uống cần có đủ chất dinh dưỡng nhưng không nên tiến hành bổ dưỡng quá nhiều, tạo nên sự dư thừa, gây cản trở cho quá trình chuyển hoá và nuôi dưỡng thai nhi.

Không dùng Nhân sâm bừa bãi đối với trẻ em. Đây cũng là bí quyết nuôi con khỏe không phải ai cũng biết.

Trong Nhân sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol… có thể gây ngộ độc. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc.

Trẻ em bị ngộ độc sâm, thường có các triệu chứng: hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, co quắp, thở gấp, tim đập chậm, nôn mửa v.v…

Vì vậy, khi sử dụng sâm đối với trẻ em, cần có sự hướng dẫn cẩn thận của thầy thuốc. Chớ nên cho trẻ uống sâm để “giải nhiệt”.

Những trường hợp không nên dùng Nhân Sâm

Những trường hợp không nên dùng Nhân Sâm

Việc lạm dụng Nhân sâm gây ra hậu quả gì?

Nhân sâm là một vị thuốc quý, song đó không phải là thứ “vạn linh chi dược”. Hơn nữa, nếu như sử dụng không hợp lí, còn có thể dẫn đến cái hoạ “sát thân phá gia”,  như người xưa đã cảnh báo.

Từ xưa, trong giới Y học cổ truyền đã lưu truyền một câu thành ngữ: “Đại hoàng cứu nhân vô công, nhân sâm sát nhân vô quá”. Nghĩa là: Đại hoàng (vị thuốc thông dụng, tương đối rẻ) có cứu được bệnh cũng không được ghi công, trong khi đó nhân sâm giết chết người vẫn không bị buộc tội.

Chính vì vậy, từ xưa Nhân sâm còn là thứ bị một số thầy thuốc thiếu lương tâm lợi dụng để tâng công, tránh tội.

Kết quả thực nghiệm dược lí hiện đại cho biết, độc tính trong Nhân sâm tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu không có bệnh mà lạm dụng, hoặc là dùng liều quá cao, thời gian sử dụng quá dài, vẫn có thể xuất hiện các phản ứng trúng độc.

Khi bị ngộ độc Nhân sâm, thường thấy những biểu hiện như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, thần kinh hưng phấn liên tục, trạng thái khoái cảm, huyết áp tăng cao, thân thể phù thũng, iả chảy lúc sáng sớm, da mẩn đỏ, mũi chảy máu v.v… Người phương Tây gọi đó là “Hội chứng lạm dụng nhân sâm”.

 Có một thông báo cho biết, có đôi thanh niên nam nữ khoẻ mạnh, đã dùng 30 gam hồng sâm, sắc lấy 800 ml cùng nhau uống, sau 10 phút cả hai người đều thấy đầu choáng, phiền táo, mắt nhìn không rõ vật, ngôn ngữ rối loạn, thần trí mơ hồ v.v… may được cấp cứu kịp thời nên mới thoát nạn.

Một thông báo khác cho biết, một trẻ sơ sinh, ngay trong buổi sáng đầu tiên được cha mẹ cho uống nước sắc của gần 1 gam sâm Cao Ly. Sau đó liền thấy đứa trẻ kêu khóc liên tục, không ngủ, chân tay co giật, thở gấp cùng với những triệu chứng nhiễm độc cấp tính khác; sau đem đi cấp cứu cũng không cứu nổi.

Phía trên là những điều đáng quan tâm về Nhân sâm mà ai cũng biết, biết được hai mặt tốt xấu của Nhân Sâm để phòng tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội