Những nguyên tắc xử lý cơ bản khi trẻ bị bỏng lửa chuẩn nhất
Trẻ em thường trở thành nạn nhân đầu tiên trong các đám cháy bởi các em không biết cách thoát hiểm khi hỏa hoạn xảy ra. Do vậy trẻ nên được giáo dục kỹ năng thoát hiểm ngay từ nhỏ.
- Tổng quan về bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
- Cách xử lý hen suyễn tại nhà hiệu quả các mẹ cần biết
- Biểu hiện viêm xoang và nguyên tắc điều trị viêm xoang hiệu quả
Những nguyên tắc xử lý cơ bản khi trẻ bị bỏng lửa chuẩn nhất
Hãy cùng tìm hiểu về các kỹ năng giúp trẻ thoát hiểm trong đám cháy qua bài phỏng vấn các chuyên gia đến từ trường cao đẳng y dược Pasteur.
Bố mẹ cần làm gì để giúp trẻ thoát khỏi đám cháy an toàn nhất?
Hỏi: Thưa chuyên gia, điều đầu tiên khi xảy ra đám cháy mà bố mẹ cần phải làm là gì để có thể giúp trẻ thoát khỏi đám cháy an toàn ạ?
Trả lời:
Trang sức khỏe thông tin: Khi xảy ra đám cháy, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh và làm theo những hướng dẫn sau đây:
- Đầu tiên phải giúp trẻ nhận biết có cháy, thông báo có cháy, và lúc này bố mẹ và những ngừoi lớn giúp bé giữ bình tĩnh, nhanh chóng biết lối thoát hiểm của nơi trẻ đang sống hoặc sinh hoạt.
- Dùng khăn hoặc vải ướt che kín vùng mũi miệng để tránh bị bỏng hô hấp do khói, lLàm ướt luôn quần áo đang mặc.
- Bò dưới sàn nhà giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn và tránh khói độc ở phía trên.
- Khi muốn ra khỏi phòng hay di chuyển sang nơi khác có cửa chắn, hãy sờ vào cửa để kiểm tra xem cửa hoặc núm cửa có nóng không? Nếu cửa nóng thì không nên mở ra vì có khả năng cháy to đang bùng lên sau cánh cửa.
- Nguyên tắc “STOP – DROP – ROLL” : khi quần áo của con bị cháy xém, con hãy ” DỪNG DI CHUYỂN – NẰM XUỐNG ĐẤT VÀ CUỘN LĂN”. Hãy nhớ lấy hai tay che mặt lại, động tác này sẽ giúp dập tắt lửa trên người con.
- Chỉ nên mở cửa sổ hoặc chạy ra hành lang gọi giúp đỡ, nếu không có cháy và khói nhiều ở hướng đó.
- Trong trường hợpkhông thể ra ngoài phòng/ nhà được do lửa khói bao xung quanh, hãy lấy một tấm nệm dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào trong.
- Không được quay trở lại đám cháy vì bất cứ lý do gì.
- Nên lắng nghe những lời hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn trong tình huống này.
- Không dùng thang máy, không trốn trong tủ quần áo, tolet, không nhảy từ trên lầu cao xuống nếu chưa có sự hỗ trợ của cứu hỏa.
Bố mẹ cần làm gì để giúp trẻ thoát khỏi đám cháy an toàn nhất?
Hỏi: Thưa chuyên gia, khi thoát khỏi các đám cháy mà trẻ bị bỏng nhẹ, không cần phải đến bệnh viện thì bố mẹ có thể xử lý vết bỏng của trẻ như thế nào ạ?
Trả lời:
Dưới đây là một trong những bí quyết nuôi con khỏe mà các mẹ cần nhớ:
Ngay sau khi bé bị bỏng, hãy bình tĩnh nhanh chóng đưa bé đến ngay vòi nước xối rửa nhiều nước (lưu ý không xối nước đá hoặc nước lạnh). Mục đích của việc làm này là làm cho da bớt nóng, bớt bị mất nước và sẽ bớt đau, giảm diện tích da bị thương và giảm độ nặng của tổn thương bỏng.
Khoảng 15 phút sau đó, bôi dầy kem BIAFINE hoặc SILVIRIN lên các chỗ bị bỏng, dùng gạc vô trùng đắp lên toàn bộ vết thương bỏng, băng lại.
Mỗi ngày thay băng với NaCL và bôi kem BIAFINE dầy lên vết bỏng, đắp gạc băng vô trùng lại để giữ độ ẩm cho da, sau đó là thay băng cách ngày, …
Sau 2 tuần đa số các vết bỏng sẽ lành đẹp và ít để lại sẹo.
Nguyên tắc xử lý khi trẻ bị bỏng lửa cần chú ý điều gì?
Hỏi: Thưa chuyên gia, bị bỏng trong đám cháy có giống với bị bỏng nước sôi hay các vật nóng khác không ạ?
Trả lời:
Bác sĩ đến từ Cao đẳng Dược Tphcm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên:
Bỏng trong đám cháy, hỏa hoạn không giống với các vết bỏng thông thường khác, khó điều trị hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn. Khi trẻ bị bỏng lửa, bố mẹ cần sơ cứu ngay vết bỏng lửa cho bé như sau:
Bảo vệ vị trí vết bỏng, không cho các yếu tố bên ngoài tác động và làm vết bỏng bị trầy xước, sử dụng gạc vô khuẩn y tế rồi che phủ nhẹ nhàng vết bỏng lại. Nếu không có gạc thì có thể sử dụng miếng vải mềm, sạch, làm như vậy sẽ giúp cho trẻ có được cảm giác an toàn, giảm đau và vết bỏng sẽ không bị nặng hơn nếu như gặp xô xát không mong muốn.
Nếu như trường hợp bị thương nhẹ, vết bỏng nhỏ, tổn thương trên bề mặt da ở mức độ thấp thì cha mẹ có thể để bé ở nhà điều trị, tuy nhiên cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Còn nếu trường hợp nặng hơn, tốt hơn hết bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay sau khi sơ cứu để kịp thời có những phương pháp điều trị tốt nhất.
Trên đây là các bước sơ cứu bị bỏng lửa ở trẻ em và cũng có thể thực hiện tương tự với người lớn mà bạn nên tham khảo. Đồng thời, để phòng tránh được trường hợp xấu xảy ra, tốt nhất bạn nên chú ý các vị trí dễ bắt lửa trong nhà như bếp ga, bàn là, bật lửa, … Cần bố trí để bếp lò trên ở cao mà trẻ không thể với tới được.
Nguyên tắc xử lý khi trẻ bị bỏng lửa cần chú ý điều gì?
Nhiều bậc cha mẹ hay sử dụng các biện pháp điều trị bỏng tại nhà vì nghĩ rằng nó sẽ giúp cho vết bỏng lửa có thể phục hồi như dùng đá lạnh, mỡ trăn, trứng gà hoặc dùng các thuốc bôi không rõ nguồn gốc, … Tuy nhiên đây lại là cách suy nghĩ sai lầm, không đảm bảo an toàn vết thương cho trẻ, cho nên nếu như chưa được sự cho phép của bác sĩ, bạn không được tự ý thực hiện các phương pháp tại nhà như kể trên nhé.
Nguồn giaoductretho.net