Tăng động ở trẻ có những biểu hiện điển hình như thế nào?

Tăng động kém tập trung là một rối loạn hành vi thần kinh mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em 5-12 tuổi ảnh hưởng đến học tập, mối quan hệ trong gia đình và xã hội.

Tăng động ở trẻ có những biểu hiện điển hình như thế nào?

Tăng động ở trẻ có những biểu hiện điển hình như thế nào?

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Chu Hòa Sơn, hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện này nhé!

Biểu hiện và một số yếu tố nguy cơ dẫn đến việc trẻ bị tăng động

Hỏi: Thưa Bác sĩ, những yếu tố nguy cơ nào khiến trẻ dễ bị tăng động và trẻ bị tăng động sẽ có các biểu hiện nào ?

Trả lời:

Bệnh sử của mẹ lúc mang thai và tình trạng của trẻ trong lúc sinh và sau sinh. Hành vi bất thường xảy ra trước 7 tuổi, kéo dài tối thiểu 6 tháng và ở tối thiểu 2 địa điểm (vd: ở nhà và ở trường). Trẻ có mơ mộng, khó hoàn thành bài tập, khó tuân thủ lệnh của người lớn. Tính bốc đồng trẻ hành động mà không suy nghĩ, cắt ngang câu chuyện của người khác. Hiếu động không thể ngồi yên, không sợ hành vi nguy hiểm, nói nhiều. Tình trạng học vấn trong trường. Bệnh sử phát triển và bệnh sử y khoa của trẻ. Bệnh sử tâm lý xã hội của gia đình bất hòa, ly dị, căng thẳng, lạm dụng, bỏ rơi, nghiện rượu, xì ke. Cách ứng xử của gia đình và nhà trường. Đây là bệnh của con có thể xuất phát từ những nguyên nhân trên.

Quan sát hành vi của trẻ như không ngồi yên, hung hăng, dễ chia trí, kém tập trung. Cần yêu cầu gia đình và giáo viên trả lời bảng câu hỏi về tăng động kém tập trung dựa trên những triệu chứng của bảng phân loại DSM-IV. Khám y khoa để loại trừ những bệnh lý thể chất.

Xét nghiệm không có xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán tăng động kém tập trung. Chỉ có thể tìm nồng độ chì trong máu và xét nghiệm về tuyến giáp để loại trừ các bệnh lý này.

Cần phân biệt bệnh tăng động ở trẻ em với bệnh lý nào?

Hỏi: Bệnh được chẩn đoán xác định khi nào và cần chẩn đoán phân biệt với các tình trạng bệnh lý gì ?

Trả lời:

Theo các chuyên gia về sức khỏe của trẻ thì việc Chẩn đoán xác định dựa trên các tiêu chí theo bảng phân loại DSM-IV:

  • Tối thiểu 6 trong các triệu chứng kém tập trung dưới đây kéo dài ít nhất 6 tháng tới mức không thích nghi với mức độ phát triển: Kém tập trung.
  1. Thường không chú ý chi tiết và hay phạm lỗi do lơ đễnh.
  2. Thường khó tập trung chú ý khi học/chơi.
  3. Thường có vẻ không nghe khi được nói trực tiếp.
  4. Thường không tuân thủ mệnh lệnh và không hoàn thành công việc.
  5. Thường khó tổ chức công việc.
  6. Thường tránh né, không thích làm việc cần tập trung trí tuệ.
  7. Thường làm mất đồ.
  8. Thường dễ lo ra bởi những kích thích bên ngoài.
  9. Thường quên công việc hằng ngày.
  • Tối thiểu 6 trong các triệu chứng tăng động-bốc đồng dưới đây kéo dài ít nhất 6 tháng tới mức không thích nghi với mức độ phát triển: Tăng động

Thường cựa quậy tay chân hoặc tỏ vẻ lúng túng trên ghế.

Thường bỏ ghế lúc đang làm việc.

Thường chạy hay leo không thích hợp.

Thường khó chơi một cách yên lặng.

Thuờng đi hoặc làm như “đang ngồi trên xe máy”.

Thường nói quá nhiều. Bốc đồng

Thường thốt ra câu trả lời trước khi chấm dứt câu hỏi.

Thuờng khó chờ đến phiên.

Thường cắt ngang hoặc xâm lấn người khác.

Một số triệu chứng tăng động, bốc đồng, hoặc kém tập trung gây trở ngại đã xuất hiện trước 7 tuổi. Một số trở ngại do triệu chứng gây ra ở tối thiểu 2 địa điểm (như trường học và gia đình). Cần có chứng cớ trở ngại có ý nghĩa lâm sàng trong chức năng xã hội, học tập hoặc việc làm. Không xảy ra cùng với rối loạn tự kỷ, tâm thần phân liệt hoặc rối loạn tâm thần khác.

Chẩn đoán có thể: Có 3 dạng rối loạn

Dạng rối loạn phối hợp kém tập trung và tặng động (đủ tiêu chí cho cả 2 rối loạn trong 6 tháng qua).

Dạng rối loạn chủ yếu kém tập trung (nếu chỉ có đủ tiêu chí kém tập trung trong 6 tháng qua).

Dạng rối loạn chủ yếu tăng động-bốc đồng (chỉ có đủ tiêu chí tăng động – bốc đồng trong 6 tháng qua)

Cần phân biệt bệnh tăng động ở trẻ em với bệnh lý nào?

Cần phân biệt bệnh tăng động ở trẻ em với bệnh lý nào?

Chẩn đoán phân biệt:

Rối loạn tâm thần: Rối loạn chống đối, rối loạn cư xử, rối loạn tính khí, rối loạn lo âu, tự kỷ, rối loạn học tập, rối loạn stress sau chấn thương, chậm phát triển tâm thần.

Vấn đề tâm lý xã hội: Lạm dụng hoặc bỏ rơi, suy dinh dưỡng, bạo lực gia đình, bắt nạt ở trường học.

Bệnh lý y khoa: Kém thính lực hoặc thị lực, bất thường gen (như nhiễm sắc thể X mỏng giòn), thuốc an thần hoặc hoạt hóa, bất thường tuyến giáp, ngộ độc kim loại nặng.

Hỏi: Vậy nguyên tắc điều trị tăng động là gì và bệnh được điều trị ra sao ?

Trả lời:

Nguyên tắc điều trị

Mục tiêu điều trị là cải thiện mối quan hệ của trẻ trong gia đình cũng như ngoài xã hội và kết quả học tập của trẻ tại trường. Việc điều trị có thể kết hợp giữa thuốc và tâm lý trị liệu. Thuốc có thể hiệu quả trong 70-80% trẻ có tăng động kém tập trung. Tuy nhiên cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc và điều chỉnh liều thích hợp cho từng bệnh nhân. Đây cũng là cách nuôi con khỏe của các bà mẹ có con bị tăng động.

Can thiệp tâm lý xã hội:

Can thiệp hành vi trong gia đình: hướng dẫn cha mẹ dùng hình thức khen thưởng để khuyến khích những hành vi tốt và hình thức phạt (cô lập trẻ ở một nơi yên tĩnh) để giảm những hành vi xấu.

Can thiệp tại trường: bố trí cho trẻ ngồi hàng ghế đầu, phương pháp dạy chia ra từng phần nhỏ cho trẻ dễ tiếp thu, đưa ra những mệnh lệnh ngắn gọn và rõ ràng, hạn chế ánh sáng và tiếng động trong lớp học.

Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, cần theo dõi các tác dụng phụ như bực dọc, khó ngủ, mệt mỏi, đau bụng, choáng váng, khô miệng, tim đập nhanh. Theo dõi điện tâm đồ và lượng thuốc trong huyết thanh. Sau khi liều thuốc được ổn định, hẹn tái khám bệnh nhân mỗi 3 tháng.

Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tôi thiết nghĩ rối loạn tăng động kém tập trung ở trẻ em thường kéo dài suốt đời. 60-80% trẻ được chẩn đoán vẫn tiếp tục có triệu chứng ở tuổi vị thành niên, và 40-60% trẻ vị thành niên có triệu chứng kéo dài đến tuổi trưởng thành. Rối loạn tăng động kém tập trung ở người lớn có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm như rối loạn tình dục, hành vi phạm pháp, lạm dụng chất gây nghiện, khó khăn học tập, khó tìm việc làm và khó kết bạn.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội