Tố cáo những kiểu rửa bình sữa của mẹ âm thầm hại trẻ sơ sinh

Bình sữa là một vật dụng quan trọng không thể thiếu với trẻ, tuy nhiên có rất nhiều mẹ đang âm thầm “hại con” bằng chính các thói quen vệ sinh vật dụng này mà không hề hay biết.

Tố cáo những kiểu rửa bình sữa của mẹ âm thầm hại trẻ sơ sinh

Tố cáo những kiểu rửa bình sữa của mẹ âm thầm hại trẻ sơ sinh

Tố cáo những kiểu rửa bình sữa của mẹ âm thầm hại trẻ sơ sinh

Khi em bé chào đời đến độ tuổi con bắt đầu lớn thì bình sữa là một công cụ quan trọng đi cùng với sự tăng trưởng của em bé. Cho dù trẻ có bú mẹ hay sử dụng các loại sữa công thức hay bổ sung nước, bình sữa đều sẽ được sử dụng. Độ sạch của bình sữa có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, thực tế có rất nhiều bà mẹ thường chọn bình sữa đắt tiền cho con và nghĩ đó là bình sữa tốt nhưng nếu bình sữa không được làm sạch đúng cách, dù bình có đắt tiền đến mấy cũng sẽ gây hại cho sức khỏe của  trẻ. Vì thế để tránh làm “hại con” thì các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ chỉ ra những cách làm sạch bình sữa để mẹ tránh mắc phải.

Cho bình vào nước sôi để khử trùng

Trên thực tế, cách tốt nhất để khử trùng bình sữa là cho bình vào nồi và nấu trong một thời gian nhất định. Khử trùng đòi hỏi một quá trình, vì thế nếu mẹ chỉ sử dụng nước nóng tráng qua, nhiệt độ của nước không đạt đến 100 độ thì việc khử trùng sẽ không đạt được bất kỳ hiệu quả nào.

Theo đó, việc khử trùng bình sữa bằng cách luộc hay hấp cũng tùy thuộc vào tình huống. Nếu bình được làm bằng thủy tinh, hãy tháo núm vú và nắp, đun bình với nước lạnh cho sôi trong 5 đến 10 phút, sau đó thêm một số bộ phận phụ trợ. Nếu là bình nhựa, hãy đun sôi bình chỉ trong 3 đến 5 phút bởi bình sẽ dễ bị biến dạng sau một thời gian dài sử dụng.

Để bình sữa vẫn còn đọng nước

Một số bà mẹ sau khi rửa bình xong, đặt bình thoải mái mọi chỗ mọi nơi và khi con cần bú sữa thì nhanh chóng lấy pha sữa cho con. Lúc này, nếu bình sữa chưa kịp ráo, nước trong bình vẫn đọng, vi khuẩn sẽ sinh sôi, nếu trẻ sử dụng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và có thể mắc các bệnh của trẻ.

Do đó, cách tốt nhất là nên phơi bình ở nơi thoáng gió cho bình khô càng sớm càng tốt. Ngoài ra, sau khi con bú xong, bình sữa nên được vệ sinh ngay lập tức, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Nếu không được vệ sinh kịp thời, sau một thời gian dài, bình dễ có mùi, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Để bình sữa vẫn còn đọng nước sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Để bình sữa vẫn còn đọng nước sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Chỉ tráng qua với nước

Thông thường số lần sử dụng bình sữa ở trẻ rất nhiều, cộng thêm khoảng thời gian liền nhau nên một số bà mẹ “lười” quyết định chỉ tráng bình qua nước rồi cho con ăn tiếp. Sau một thời gian, bình sữa sẽ càng bẩn hơn và dễ dàng ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Sữa bột là một thực phẩm nhiều dầu mỡ, vì thế nước thông thường không thể rửa sạch. Cách tốt nhất là rửa bằng nước vệ sinh bình sữa chuyên dụng, đặc biệt là vị trí miệng bình, rất dễ giấu bụi bẩn.

Bình sữa là vận dụng hàng ngày được sử dụng với tần suất lớn, vì thế ngoài việc nắm vững các kiến thức chăm sóc con trẻ thì mẹ nên nắm vững kiến thức vệ sinh các vật dụng xung quanh hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho trẻ cũng như gia tăng thêm sức đề kháng cho chúng.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội