Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ em?

Bệnh cúm là một căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, vì thế cha mẹ cần nắm được kiến thức phòng ngừa căn bệnh này, nhất là ở thời điểm giao mùa.

Những biến chứng nguy hiểm do bệnh cúm gây ra

Những biến chứng nguy hiểm do bệnh cúm gây ra

Những biến chứng nguy hiểm do bệnh cúm gây ra

Theo các bác sĩ tư vấn, khi trẻ bị mắc bệnh cúm thì hệ thống miễn dịch ở trẻ sẽ bị giảm sâu gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Một số biến chứng có thể kể đến như: viêm đường hô hấp, viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản kịch phát…; hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp như viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và đặc biệt có khả năng gây tử vong cao đối với trẻ mắc bệnh mạn tính. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 biến chứng dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 thì dễ biến chứng gây viêm phổi nặng.

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm là hội chứng Reye (gây sưng tấy trong gan và não). Mặc dù hội chứng này rất ít gặp những biến chứng rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong rất cao. Hội chứng Reye thường gặp nhất ở trẻ từ 2 – 16 tuổi, vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ chuyển mê sảng, co giật rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong.

Vì thế khi trẻ có những dấu hiệu sốt, lạnh, ho, đau tại, chảy nước mắt, nước mũi thì cần đưa trẻ đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị, tránh để những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ em?

Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ em?

Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ em?

Bệnh cúm là một căn bệnh trẻ nhỏ dễ mắc phải, mặt khác bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Nếu có biến chứng do cúm thì cần điều trị theo các nguyên nhân. Vì thế phương pháp tốt nhất là phòng bệnh cho trẻ ngay từ đầu.

Để phòng bệnh cúm thì các bậc cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng vắc-xin cúm, vệ sinh thân thể và đặc biệt giữ ấm và lau mồ hôi cho trẻ khi ngủ, nhất là vào thời điểm lúc nửa đêm, trẻ hay vã mồ hôi và lạnh ở gan bàn chân, rất dễ bị viêm đường hô hấp. Ngoài ra, mẹ cũng cần vệ sinh mũi họng đúng cách khi trẻ mắc cúm. Với các trẻ nhỏ không tự súc miệng được, cha mẹ có thể cho con nằm ngửa cổ tối đa, rồi nhỏ mũi mỗi bên vài giọt nước muối sinh lý, làm sạch đường họng-mũi, giúp trẻ không bị bội nhiễm do vi khuẩn. Với trẻ lớn có thể dùng dung dịch súc miệng thông thường hoặc dùng nước muối sinh lý để súc miệng, vệ sinh sạch đường hô hấp để tránh tình trạng bội nhiễm thêm vi khuẩn. Ngoài ra, khi trẻ bị sốt sẽ thường xuyên bị mất nước, vì thế cha mẹ cần bổ sung vitamin bằng cách cho trẻ ăn đồ lỏng, giúp trẻ dễ hấp thu thức ăn và bù nước bằng việc uống nhiều sữa, nước hoa quả, oresol, giúp trẻ hồi phục nhanh.

Nếu trong trường hợp phải sử dụng thuốc thì nhất định mẹ phải sử dụng theo đúng liều lượng của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Nguồn: giaoductretho.net

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội