Cần làm gì để tránh để lại sẹo ở vết thương? (phần 1)

Nhiều người lo ngại sẽ để lại sẹo xấu ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy cần làm gì để chăm sóc vết thương nhanh lành, tránh sẹo là nỗi băn khoăn của rất nhiều người.

Xử lý vết thương tránh để lại sẹo

Xử lý vết thương tránh để lại sẹo

Các giai đoạn của quá trình lành vết thương

Sau khi da bị tổn thương, cơ thể chúng ta sẽ tự hoạt động theo cơ chế tự chữa theo 3 giai đoạn:

  1. Giai đoạn đầu khi da bị thương sẽ khiến cho các mạch máu có trên da bị hư tổn. Từ đó tạo thành một tín hiệu báo động tới các tế báo tiểu cầu, chúng sẽ tập trung lại thành nút để bịt vết thương, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
  2. Giai đoạn thứ hai là sự hình thành của các mô tế bào mới nhờ sự tăng trưởng của các tế bào.
  3. Giai đoạn thứ ba là sự tái tạo lại lớp biểu bì để hình thành lớp da bảo vệ mới.

Vết thương trải qua 3 giai đoạn này sẽ lành nhưng có thể để lại sẹo rất xấu xí ở vị trí vết thương.

Bạn nên làm gì trong quá trình chăm sóc vết thương để tránh để lại sẹo?

  • Rửa sạch vết thương

Đầu tiên, bạn hãy làm sạch vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Sau đó, bạn khử trùng một chiếc nhíp bằng cồn, dùng nhíp để gắp bỏ mảnh vụn hay dị vật trên vết thương, rửa nhẹ nhàng xung quanh bằng nước muối sinh lý, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Bạn không nên sử dụng các chất gây kích ứng như: xà phòng dạng cục có bề mặt thô ráp, hydrogen peroxide (ôxy già), iốt, và rượu làm sạch vết thương. Nếu bạn sử dụng ôxy già hoặc cồn để làm sạch vết thương có thể gây tổn hại cho các mô và làm cho da lâu lành

  • Băng vết thương

Việc băng bó có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn hoặc một số chất kích ứng khác. Việc này cũng giúp giữ ẩm cho vết thương trong những ngày đầu mới bị thương, giúp vết thương mau lành hơn. Điều này đặc biệt hữu ích cho những vết thương lớn và các vết trầy xước. Việc băng bó chỗ bị thương với kháng sinh dạng thuốc mỡ sẽ làm giảm khả năng để lại sẹo và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Lưu ý:

Trên trang tâm sự Eva bật mí những lưu ý khi giữ gìn vết thương để không bị nhiễm trùng và không bị sẹo về sau:

Xử lý vết thương tránh để lại sẹo

Xử lý vết thương tránh để lại sẹo

  • Rửa vết thương thường xuyên bằng nước muối sinh lý, sát khuẩn lại bằng dung dịch sát khuẩn vết thương nếu cần.
  • Hạn chế sờ hay nặn vào vết thương để tránh nhiễm trùng. Rửa tay sạch sẽ khi bôi thuốc hay rửa vết thương. Bạn không nên đắp lá hay dùng bất cứ vật gì chạm vào vết thương, việc làm không những làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mà còn khiến đọng lại các chất bẩn trên da và tăng khả năng hình thành sẹo.
  • Không nên tự ý bóc vảy vết thương. Khi xung quanh vết thương bắt đầu hình thành một lớp vảy (lớp mài), lớp vảy có thể khiến bạn ngứa ngáy khó chịu mà lột ra. Tuyệt đối không bóc lớp vảy đó sớm, vì sẽ khiến miệng vết thương bị mở lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và sẽ khiến vết thương lâu lành, dễ để lại sẹo.

Bị thương là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Quá trình vết thương chuyển thành sẹo nhanh hay chậm, đẹp hay xấu đều tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ và kích thước của vết thương. Bạn có thể thấy vết thương nhỏ và nông sẽ nhanh lành hơn vết thương to và sâu; vết thương tím, bầm dập sẽ lâu lành hơn vết thương không bị tím, bầm dập. Do vậy mà sau khi vết thương được xử lý thì trong quá trình hồi phục bạn hãy chú ý chăm sóc kỹ càng để tránh việc xuất hiện những vết sẹo lõm, lồi hay sẹo thâm xấu xí trên bề mặt da.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội