Biến chứng của thủy đậu mà chúng ta cần lưu ý

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài mụn nước nhưng vẫn dễ gây nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng huyết hay các biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh thủy đậu căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Biểu hiện của bệnh thủy đậu

Mùa xuân là thời điểm thuận lợi để bùng phát dịch thủy đậu, đặc biệt ở những trẻ có hệ miễn dịch kém hoặc suy giảm miễn dịch, chưa tiêm phòng vac – xin thủy đậu…Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu gây ra, có thể gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh lây truyền từ người sang người thông qua các giọt nước nhỏ qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc thông qua tiếp xúc với các chất dịch ở nốt phỏng hoặc gián tiếp qua các vật dụng sử dụng chung đồ cá nhân như khăn mặt, uống chung nước. Bệnh thường trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn ủ bệnh, người bệnh không có biểu hiện gì nên rất khó nhận biết bệnh. Giai đoạn này thường kéo dài từ 10 – 20 ngày. Giai đoạn hai là giai đoạn khởi phát, người bệnh có những triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu, bắt đầu xuất hiện những ban đỏ, một số trường hợp có hạch sau tai, viêm họng. Đến giai đoạn toàn phát, người bệnh sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, các nốt ban đỏ hình thành nốt phỏng nước, các nốt phỏng ngứa rát, khó chịu. Những bọng nước này nốt khắp toàn thân, đôi khi mọc cả vào niêm mạc miệng gây đau đớn và khó khăn khi ăn uống. Bên trong của bọng nước có chứa huyết tương, khi bị vỡ sẽ dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo sau khi khỏi bệnh hoặc có thể gây những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết. Thường bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu như không có biến chứng, sau đó các nốt thủy đậu sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi bọng nước.

Dễ nhận thấy đây là một bệnh của con rất phổ biến và thường gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Khi con bị bệnh thủy đậu cha mẹ cần chăm sóc con cẩn thận

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đạu thường lành tính nhưng cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm. Các bọng nước có thể vỡ, trầy xước, bong tróc và có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy,nhiễm khuẩn da…những vết bội nhiễm này ngay cả khi khỏi bệnh vẫn để lại sẹo và rất khó hồi phục. Biến chứng khác của thủy đậu có thể gặp là viêm tại, viêm tai ngoài, viêm tai giữa. Các mụn rộp của thủy đậu khi mọc trong tai, gây viêm nhiễm, thậm chí có thể gây nhiễm trùng huyết khi vi khuẩ thông qua mụn nước để vào mạch máu. Bệnh cũng có thể dẫn đến biến chứng viêm thanh quản nếu như các nốt thủy đậu mọc sâu trong họng hoặc niêm mạc hoặc các vi khuẩn từ bọng nước bị bội nhiễm có thể gây viêm họng, viêm thanh quản. Trong những biến chứng của thủy đậu thì biến chứng viêm não, viêm màng não là nguy hiểm nhất.

Phương pháp phòng ngừa thủy đậu hữu hiệu nhất là tiêm phòng khi con từ 1 đến 3 tuổi. Khi trẻ bị thủy đậu, các bậc phụ huynh thường nghĩ ngay đến việc bôi xanh – metylen vào các nốt thủy đậu. Việc làm này là không cần thiết khi các nốt thủy đậu chưa vỡ, và còn khiến cho trẻ em khó chịu. Với những nốt thủy đậu bị vỡ thì việc chấm xanh- metylen vào những nốt vỡ sẽ giúp chống bội nhiễm, sát khuẩn và làm khô nốt vỡ nhanh hơn. Bên cạnh đó, dan gian ta thường truyền miệng, khi bị thủy đậu cần kiêng tuyệt đối nước, gió. Đây là quan niệm sai lầm. Khi bị thủy đậu, cha mẹ vẫn nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, không tắm lâu cho trẻ và cũng không nên dùng các loại lá tắm cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Cần chú ý khi tắm cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh gãi mạnh làm vỡ các bọng nước, trẻ em cần cắt ngắn móng tay, trẻ sơ sinh, cần đeo bao tay.

Nguồn: giaoductretho.net

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội