Bệnh tăng sản hạch bạch huyết và những điều cần biết

Sự phát triển quá mức của các tế bào bạch huyết trong cơ thể có thể gây ra bệnh tăng sản hạch bạch huyết, bệnh còn được biết tới với tên khác là castleman. Một căn bệnh thường gặp trong xã hội ngày nay.

Tăng sản bạch huyết và những điều cần lưu ý

Dấu hiệu của cơ thể khi bị tăng sản bạch huyết

Tùy theo mức độ và hình thức tăng sản mà các dấu hiệu bệnh cũng khác nhau. Người ta căn cứ vào vị trí của sự tăng sản mà chia thành tăng sản bạch huyết khu trú và tăng sản bạch huyết đa cơ quan. Khi mắc phải căn bệnh này thì các dấu hiệu điển hình mà người bệnh thường gặp phải như:

  • Đối với bệnh nhân bị tăng sản bạch huyết khu trú thì thường nằm ở vùng bụng, đôi khi không có triệu chứng bệnh rõ ràng. Một số trường hợp mắc phải có cảm giác căng tức bụng và lồng ngực, gây ra khó thở, đau tức…
  • Ở vùng cổ, nách, bẹn các hạch bị sưng to và đau.
  • Thiếu máu nghiêm trọng làm bệnh nhân sút cân nhanh
  • Đối với người bệnh bị tăng sản hạch bạch huyết đa cơ quan thì các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn như: Đổ mồ hôi đêm, sốt cao, buồn nôn, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi và suy nhược…
  • Ngoài ra người bệnh có thể có dấu hiệu của gan hoặc lách to, phì đại hạch bạch huyết ngoại vi; tay và chân bị tê do tổn thương thần ngoại biên. Đây được xác định là căn bệnh của mẹ khá phổ biến.

Người bệnh cần tới gặp bác sĩ khi có dấu hiệu mắc bệnh

Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển bất thường của các tế bào bạch huyết

Hiện nay nguyên nhân cụ thể gây ra sự tăng sinh không kiểm soát các tế bào bạch huyết vẫn chưa được xác định. Nhưng hầu hết các trường hợp mắc phải đều có sự xâm  nhập của herpesvirus 8 (HHV-8). Chúng nhân lên và gây viêm nhiễm, liên quan tới sự hình thành các khối u đa nang, làm tăng sinh các tế bào bạch huyết, gây hư hỏng các tế bào hệ thống miễn dịch. Lúc này, các tế bào hệ thống miễn dịch sản xuất ra protein được gọi là interleukin-6 dẫn đến những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng sản hạch bạch huyết .

Tùy theo loại tăng sản bạch huyết mà người bệnh mắc phải mà có các phương pháp điều trị khắc nhau. Cụ thể như sau:

  • Tăng sản hạch bạch huyết khu trú

Nếu bệnh nhân bị tăng sản hạch bạch huyết khu trú thường sẽ được chỉ định phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết bị bệnh để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân không thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ có thể điều trị thu nhỏ hạch, đồng thời xạ trị để tiêu diệt các mô bị ảnh hưởng, giảm bớt triệu chứng và kìm hãm sự tăng sinh.

  • Tăng sản hạch bạch huyết đa cơ quan
  • Đối với bệnh nhân bị tăng hạch ở các cơ quan thì việc điều trị trở nên khó hơn, và phức tạp hơn: không thể tiến hành phẫu thuật, đôi khi phải cắt bỏ lách to để làm giảm bớt các triệu chứng cho người bệnh.
  • Bệnh nhân có thể được điều trị bằng kháng thể kháng nhân đơn dòng, làm vô hiệu hóa hay ngăn chặn các hoạt động của interleukin-6
  • Liệu pháp corticosteroid cũng có thể dùng cho người bệnh tăng sản hạch bạch huyết đa cơ quan để giảm viêm. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra các tác dụng ngược như: gây tăng cân, giảm sức đề kháng nhiễm trùng, suy yếu xương, tăng huyết áp…
  • Hóa trị liệu hoặc dùng thuốc ganciclovir để kháng virus HHV-8 cũng có thể mang lại hiệu quả điều trị cao cho người mắc bệnh tăng hạch đa cơ quan này.
  • Điều biến miễn dịch bằng Interferon alpha có thể giúp miễn dịch và kháng virus; Thalidomide cũng có thể được khuyên dùng vì nó giúp giảm việc sản xuất interleukin-6.

Nguồn:giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội