Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh là cả một hành trình gian nan và phức tạp, đòi hỏi bố mẹ phải có sự cẩn thận và biết quan sát, đặc biệt khi mắc chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
- Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn
- Tổng hợp một số trường hợp sơ cứu hiệu quả cho trẻ
- Tìm hiểu bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái và cách phòng tránh
Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là tư vấn của bác sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về nguyên nhân và cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh mắc chứng tiêu chảy.
Thế nào là tiêu chảy ở trẻ sơ sinh?
Tham gia vào buổi chia sẻ của các giảng viên Trường Cao đẳng y Dược Pasteur với chủ đề chăm sóc trẻ sơ sinh để có những cái nhìn tổng quan nhất. Trong buổi trao đổi bác sĩ Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng y Dược Pasteur cũng chia sẻ về chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tiêu chảy là một nhiễm trùng đường ruột, có thể gây ra do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, nhưng đa phân gây ra thức bởi sự nhiễm virus.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh cũng khá phổ biến và là vấn đề gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tiêu chảy thường đi kèm với các biểu hiện như tieu lỏng nước nhiều lần, miệng bé thì ọc ói. Trong đó, hiện tượng ọc ói thường xảy ra khi bé ở vào khoảng 2 ngày đầu khi mới chớm bệnh, sang đến ngày thứ 3 thì hiện tường này thường chấm dứt. triệu chứng thì thông thường sẽ bị nặng nhất vào ngày đầu tiên, triệu chứng này kéo dài lâu hơn, nó đây dưa ra khoảng 5 đến 7 ngày và khỏi dứt điểm sau khoảng 2 tuần.
Đối với trẻ sơ sinh, để phát hiện chứng tiêu chảy chúng ta có thể quan sát thông qua các hiện tượng như trẻ lừ đừ, buồn ngủ và khó đánh thức ngay cả khi bé đến giờ bú mẹ, trẻ bị khô miệng, tay chân lạnh, không đi tiểu. Để nuôi con khỏe các mẹ cần nhớ điều này.
Thế nào là tiêu chảy ở trẻ sơ sinh?
Điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh ra sao?
Bác sĩ Trần Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng y Dược Pasteur chia sẻ cách điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị mắc tiêu chảy cơ thể sẽ bị mất một lượng nước lớn qua việc ói và tiêu chảy, chính vì vậy việc đầu tiên bố mẹ nên làm là cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. với trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng, ba mẹ nên bù lại chất điện giải cho trẻ bằng cách cho cho bú mẹ hoặc dùng sữa công thức như trước khi trẻ bị bệnh nhưng thường xuyên hơn. Lưu ý, không nên tự ý dùng dung dịch điện giải để bù cho trẻ mà nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. Bố mẹ cũng chú ý, trong trường hợp này, chúng ta cũng không nên dùng nước trái cây hoặc nước soda vì có thể loại nước này sẽ làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ.
Nếu sau khi điều trị theo hướng trên mà trẻ vẫn ói và tiêu chảy nhiều lần trong ngày không có xu hướng giảm, bố mẹ nhất thiết phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ điều trị. Lúc này bác sĩ có thể quyết định hộ trợ trẻ bằng cách cho trẻ dùng thuốc chống ói và đặt sonde dạ dày để bù dịch cho trẻ. Việc bù dịch cho trẻ qua sonde dạ dày an toàn và hiệu quả hơn nhiều so với việc truyền dịch qua tĩnh mạch. Bác sĩ chỉ truyền dịch qua tĩnh mạch khi trẻ vẫn không dung nạp dịch bù qua sonde dạ dày.
Trong thời gian trẻ sơ sinh mắc tiêu chảy, bố mẹ vẫn nên duy trì việc cho trẻ bú mẹ và sử dụng sữa công thức như trước đó. Do trẻ vẫn cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ bệnh để tránh nguy cơ hạ đường huyết và giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Chú ý, trong quá trình chăm sóc trẻ, bố mẹ cần rửa tay bằng xà phòng thường xuyên và lau tay khô sau rửa để hạn chế nguy cơ lấy lan của bệnh. Nên vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thay tã hoặc cho trẻ đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị thức ăn. Đồ dùng sử dụng cho trẻ bị tiêu chảy cần được tách riêng biệt như khăn tắm hoặc chậu. đồng thời, khi trẻ mắc tiêu chảy không nên cho trẻ ra ngoài đặc biệt là đến chỗ đông người để tránh việc bệnh lây lan cho nhiều người khác.
Hiện nay đã có vac xin cho Rota virus – một loại virus gây tiêu chảy cấpnguy hiểm ở trẻ nhỏ. Văc xin này ở dạng uống giúp phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ, bố mẹ cũng có thể cho trẻ đi uống vắc xin này khi trẻ đủ 2 tháng tuổi để có thể giảm nguy cơ tiêu chảy do Rota virus gây ra.
Nguồn giaoductretho.net