Những mũi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ

Trẻ em với sức đề kháng kém rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng là cách an toàn nhất để bảo vệ bé. Vậy những mũi tiêm nào là cần thiết và bắt buộc phải tiêm cho trẻ?

Bác sĩ Trần Anh Tú – Giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur đưa tới bạn đọc những thông tin quan trọng về chuyện chủng ngừa cho trẻ.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho con

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho con

Vắc xin là gì?

Vaccin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên để tạo ra miễn dịch đặc hiệu chủ động cho cơ thể chống lại 1 số tác nhân gây bệnh

Nói 1 cách đơn giản hơn Vaccin chứa vi khuẩn, virus đã được xử lý làm giảm, mất động lực hoặc chứa 1 dạng protein có tính kháng nguyên đặc trưng cho VK,VR. Các tác nhân này được xử lý để khi đưa vào cơ thể không còn khả năng gây bệnh mà nó sẽ kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại vaccin đó và hình thành trí nhớ miễn dịch. Và sau này khi cơ thể gặp đúng loại VK, VR đó sẽ nhanh chóng tạo ra lượng kháng thể lớn đủ để chống lại và sẽ không bị nhiễm bệnh đó nữa.

Tại sao cần tiêm phòng vaccine cho trẻ?

Trẻ em vốn rất non nớt, khi trẻ sinh ra sẽ được di truyền lại từ mẹ 1 số kháng thể miễn dịch nhất định. Tuy nhiên kháng thể này thì tồn tại không lâu (1 tháng – 1 năm). Vì thế các me cần tiêm phòng cho trẻ để cung cấp hệ miễn dịch cơ bản nhất, giúp phòng tránh được bệnh của con sau này.

Những mũi vắc xin nào bắt buộc phải tiêm cho trẻ?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vaccine cho trẻ. Để tiêm hết các loại vaccine cho trẻ không đơn giản do số lượng nhiều và kinh phí cũng rất cao. Tuy nhiên có những loại cần thiết trẻ bắt buộc phải tiêm để có miễn dịch cơ bản nhất, đó là những vaccine hoàn toàn miễn phí nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia ((TCMR). Chương trình được triển khai trên toàn quốc và được tổ chức thực hiện tiêm tại trạm y tế xã phường, trung tâm y tế dự phòng…tất cả trẻ em đều được tiêm miễn phí.

Đối với những mũi tiêm phòng không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc bố mẹ muốn lựa chọn loại thuốc khác thì có thể chọn tiêm dịch vụ tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế dự phòng để tiêm chủng cho trẻ.

Những vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã được nghiên cứu và chọn lọc phù hợp với mô hình bệnh tật cũng như điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay. Trẻ tham gia đầy đủ lịch tiêm trong chương trình là các bệnh phụ huynh có thể tương đối yên tâm về miễn dịch trang bị cho trẻ.

Các mẹ cần tham khảo đúng lịch tiêm để đảm bảo con được tiêm đúng và đầy đủ

Các mẹ cần tham khảo đúng lịch tiêm để đảm bảo con được tiêm đúng và đầy đủ

Các mũi tiêm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm:

STT Tuổi của trẻ Vắc xin sử dụng
1 Sơ sinh Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 1 trong 24 giờ đầu sau sinhTiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao
2 Tháng 2,3,4 Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib (vắc xin 5 trong 1) 3 mũi cách nhau 1 tháng

Uống vắc xin bại liệt 3 lần cách nhau 1 tháng

3 09 tháng Tiêm vắc xin sởi mũi 1
4 18 tháng Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván( DPT) mũi 4

Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR)

5 Từ 12 thán Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản B mũi 1

Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản B 2 (1-2 tuần sau mũi 1).

Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản B mũi 3 (một năm sau mũi 2)

Những trường hợp nào bé không được tiêm phòng?

Mặc dù tiêm phòng là một điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe trẻ nhưng trong một vài trường hợp trẻ không được tiêm vacxin vì có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng con.

– Trẻ đang sốt, mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nào đó như: Viêm phổi, Sởi, thương hàn. Khi trẻ khỏi bệnh hãy cho trẻ tới tiêm phòng.

– Trẻ có tiền sử dị ứng hoặc sốc phản vệ với loại vaccine đó ở lần tiêm chủng trước. Trẻ dị ứng với vaccine này nhưng không dị ứng với vaccine kia. Nên khi tiêm phòng hãy thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng với vaccine, kháng sinh của trẻ để bác sĩ có hướng lựa chọn vaccine phù hợp cho trẻ.

– Trẻ bị suy giảm miễn dịch do bệnh(( lao, HIV..) hoặc do đang điều trị hóa chất trong ung thư. Do những vaccine chứa VK,VR làm yếu chỉ an toàn với miễn dịch bình thường. Khi trẻ bị suy giảm miễn dịch thì những vaccine này không an toàn với trẻ, chúng sẽ trở thành tác nhân gây bệnh. Với trường hợp đặc biệt này thì bác sĩ điều trị sẽ thông báo và tư vấn cho gia đình.

Vì thế cha mẹ hãy nắm vững những kinh nghiệm mà  Bác sĩ Trần Anh Tú – Giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ để đảm bảo cho quá trình con đang lớn.


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội