Một số biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường tuýp 2

Đái tháo đường là bệnh ngày càng phổ biến và không phân biệt tuổi tác, giới tính và đang có nguy cơ ngày càng gia tăng, nhất là ở giới trẻ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường tuýp 2

Một số biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường tuýp 2

Vì thế, bạn cần tìm hiểu và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh gì?

Theo chuyên gia y tế chia sẻ về bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, bệnh khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân có thể do tế bào không sử dụng được hormon chuyển hóa đường ở tế bào hoặc do hiện tượng tổn thương tại tuyến tụy, mất đi khả năng sản sinh ra hormon chuyển hóa đường vĩnh viễn.

Đái tháo đường tuýp 2 là một rối loạn chuyển hóa lâu dài được đặc trưng bởi đường huyết cao, kháng insulin và thiếu hụt insulin tương đối. bệnh có tính chất nguy hiểm là do nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn tới tình trạng tàn phá các bộ phận cơ quan trong cơ thể.

Hơn nữa người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 lại có nguy cơ tổn thương về thần kinh và hệ thống các mạch máu trong cơ thể rất cao. Điều này được giải thích là do sự xuất hiện của các gốc tự do được sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Nguy hiểm hơn là nhứng tổn thường này có thể dẫn tới việc các cơ quan và cấu trúc trong cơ thể bị biến đổi và phá vỡ. chính vì vậy người đã mắc tiểu đường tuýp 2 thì nhất thiết phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt để kiểm soát được lượng đường trong cơ thể tránh những biến chứng không mong muốn. Đồng thời tránh được nhiều bệnh của mẹ.

Một số biến chứng của tiểu đường tuýp 2 thường gặp

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt, bệnh có thể dẫn tới tử vong nếu không có chế độ ăn uống sinh hoạt kiểm soát được lượng đường trong cơ thể. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp với tiểu đường tuýp 2:

Một số biến chứng của tiểu đường tuýp 2 thường gặp

Một số biến chứng của tiểu đường tuýp 2 thường gặp

  • Bệnh tiểu đường tác động đến tim mạch theo 2 cách: gây xơ vữa động mạch và các biến chứng trên thần kinh do tiểu đường cũng gây ra những vấn đề bất thường về tim. Người tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường, nguy hiểm hơn là có trường hợp tử vong do đột quỵ
  • Bệnh thận tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng trên thận do tiểu đường. Thận có hệ thống gồm nhiều mạch máu nhỏ bao quanh cầu thận để lọc chất thải từ máu. Ở người tiểu đường, do đường huyết tăng cao liên tục khiến cho hệ thống mạch máu bị tổn thương, theo thời gian cầu thận hoạt động không có hiệu quả và làm protein thoát ra ngoài nước tiểu. Tình trạng này về lâu dài sẽ dẫn đến suy thận. Các triệu chứng của suy thận gồm: Phù chân, mắt cá, ngứa, mệt mỏi, màu da nhợt nhạt,…
  • Biến chứng thần kinh ngoại vi là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Hậu quả nghiêm trọng nhất của tổn thương thần kinh ngoại biên là loét bàn chân do tiểu đường và có nguy cơ phải cắt cụt chi. Bệnh thần kinh ngoại vi thường bắt đầu ở ngón tay và ngón chân và di chuyển đến hai cánh tay và chân. Các triệu chứng bao gồm: Ngứa ran, bỏng rát, mất cảm giác nóng hoặc lạnh, tê bì chân tay, đau cơ,…
  • Bệnh tiểu đường có thể là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về võng mạc, mù lòa trong độ tuổi từ 20 – 74 tuổi. Biến chứng trên mắt do tiểu đường thường gặp nhất là bệnh võng mạc. Do đã mắc tiểu đường tuýp 2 thì sẽ có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
  • Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao nhiễm trùng đường hô hấp. Họ dễ bị cúm và các bệnh đường hô hấp khác như viêm phổi, nguyên nhân có thể là do rối loạn chuyển hóa làm trung hòa sự ảnh hưởng của các protein bảo vệ trên bề mặt phổi. Người bệnh bệnh tiểu đường nên chủng ngừa cúm và phế cầu hàng năm.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng phổ biến ở người bệnh tiểu đường. Đặc biệt ở phụ nữ mắc tiểu đường bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ phức tạp và khó điều trị hơn bình thường.

Trên đây là những biến chứng có thể gặp của bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 thì cần có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt phù hợp để có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội