Sự tăng trưởng thể chất ở trẻ em phụ thuộc những yếu tố nào?
Để nuôi con khôn lớn khỏe mạnh, bạn cần sự tư vấn của các chuyên gia để làm rõ vấn đề tăng trưởng thể chất ở trẻ em phụ thuộc những yếu tố nào?
- Hướng dẫn cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh chuẩn nhất hiện nay
- Cách trữ sữa mẹ lâu dài cho con
- Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy
Sự tăng trưởng thể chất ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Khi thấy con mình còi hơn con nhà hàng xóm, chậm đi hơn hay học tiếp thu kém hơn… đều khiến các bậc làm cha mẹ lo lắng khi không biết con mình có phát triển bình thường không và liên tục gửi câu hỏi về các chương trình Sức khỏe như Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Nuôi con khỏe, Giáo dục trẻ thơ,… với mong muốn tìm kiếm câu trả lời từ các chuyên gia. Trước vấn đề này, website Giáo dục trẻ thơ sẽ giúp bạn tìm kiếm câu trả lời từ những chia sẻ hữu ích của bác sĩ Bùi Thị Huỳnh – giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur.
Sự tăng trưởng thể chất ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Yếu tố đó có thể kể đến như: Di truyền, chăm sóc, dinh dưỡng, môi trường sống, cân bằng sinh hoạt, ăn ngủ, chơi… Nếu thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển tới đỉnh cao, ngược lại có thể cản trở khả năng tiềm tàng của trẻ.
Theo bác sĩ Huỳnh, sự phát triển thể chất của trẻ thường được đánh giá dựa vào các tiêu chí: Chiều cao, cân nặng, quá trình phát triển não, xương, phần mềm và răng… Bên cạnh đó để có thể đánh giá sự tăng trưởng thể chất của một trẻ ở hiện tại và tương lai có bình thường hay không cần trả lời 2 câu hỏi:
- Một là sự tăng trưởng thể chất của trẻ có bình thường so với lứa tuổi hay không?
- Hai là sự tăng trưởng có tiến triển theo tốc độ bình thường hay không?
Cân nặng ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng thể chất của trẻ
Cân nặng là chỉ số rất nhạy nói lên tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng hiện tại của trẻ, nhất là khi được theo dõi liên tục nhiều tháng. Ví dụ như trẻ có bắp thịt chắc nịch thường khỏe hơn trẻ to bệu. Bên cạnh đó, cân nặng của trẻ qua các giai đoạn phát triển có đặc điểm riêng.
Cân nặng ảnh hưởng đến tăng trưởng thể chất của trẻ
Trong những ngày đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng sút cân sinh lý (Giảm khoảng 10% cân nặng lúc đẻ, giảm ít hơn nếu trẻ được bú sữa non sớm). Sau một tuần trẻ lấy lại được cân nặng khi đẻ, trẻ đẻ non sẽ hồi phục cân nặng chậm hơn.
Trẻ bú mẹ tăng cân liên tục với tốc độ nhanh. Trung bình 5 tháng tuổi trẻ có cân nặng gấp đôi lúc đẻ, 12 tháng cân nặng gấp ba, 24 tháng cân nặng gấp bốn và bạn thấy con đang lớn rõ ràng nhất. Sau 2 tuổi tốc độ tăng cân chậm dần trung bình mỗi năm tăng 2kg. Dưới 5 tuổi, sự tăng trưởng của trẻ phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng nên các chỉ số của trẻ em Việt Nam với trẻ em trên thế giới không có nhiều khác biệt. Tới tuổi dậy thì các yếu tố di truyền tác động nhiều hơn.
Mối quan hệ giữa chiều cao và tăng trưởng thể chất?
Chiều cao là số đo đáng tin cậy để mô tả về sự tăng trưởng, đồng thời phản ánh cuộc sống trong quá khứ, là bằng chứng của sự dinh dưỡng. Trẻ thiếu dinh dưỡng kéo dài 2-3 tháng sẽ làm cho chiều cao chậm phát triển. Trẻ sinh đủ tháng có chiều cao khoảng 48-50cm, trẻ được 1 tuổi chiều cao tăng gấp rưỡi đạt khoảng 75cm, trẻ 2 tuổi tăng 12cm, trẻ 3 tuổi tăng 9cm, trẻ 4 tuổi tăng thêm 7cm và sau đó mỗi năm trung bình tăng khoảng 5cm. Khi tới tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 9-10cm mỗi năm.
Khái niệm về chỉ số khối cơ thể BMI thường được ứng dụng để xác định về thể trạng của trẻ đánh giá nguy cơ thừa cân hay suy dinh dưỡng. BMI = cân nặng (kg)/chiều cao2 (m). Chiều cao của trẻ phụ thuộc nhiều vào chiều cao của cha mẹ, tuy nhiên yếu tố dinh dưỡng kém sẽ làm giảm chỉ số về chiều cao, làm trẻ không phát huy được tối đa khả năng của bộ gen.
Sự phát triển của não bộ phản ánh sự tăng trưởng thể chất
Não phát triển rất nhanh và rất sớm từ tỏng bào thai, đo vòng đầu cho phép đánh giá khối lượng của não. Vòng đầu được đo như sau: Dây đo đi qua ngang lông mày, ngay trên vành tai ngang ụ chẩm phía sau.
Sự phát triển não bộ của trẻ rất quan trọng trong những năm tháng đầu đời
Vòng đầu khi sinh khoảng 35cm, khối lượng não 350gr , 1 tuổi đạt 45cm khối lượng não là 900gr , tới năm 6 tuổi đạt 54 – 55cm, khối lượng não 1300gr bằng người lớn.
Thời gian tăng trưởng của não quan trọng nhất là những tháng cuối của thời kỳ bào thai và những tháng đầu của cuộc đời. Trẻ được 1 tuổi não gần như hoàn chỉnh, nhưng hoạt động chưa cân bằng nên dễ có phản ứng lan tỏa như sốt cao co giật, phản ứng màng não. Năng lực não bộ phụ thuộc rất nhiều vào các kích thích và giáo dục. Đây cũng là cơ sở để các bậc phụ huynh có thể đưa ra những phương án dạy con ngoan cũng như chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Hộp sọ khi sinh các đường nối sọ chưa liền tạo rãnh, thóp trước và thóp sau. Thóp trước đóng kín lúc 12-18 tháng, thóp sau lúc 1-3 tháng. Thóp đóng sớm quá sẽ cản trở sự phát triển của não bộ làm trẻ bị đầu nhỏ.
Sự tăng trưởng thể chất ở trẻ em không đơn giản như những gì bạn tưởng tượng. Để chăm sóc trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng tốt rất cần những kiến thức về dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh lý,… Cha mẹ nên tham khảo từ chuyên gia để có những kiến thức tốt nhất.
Nguồn: giaoductretho.net