Tìm hiểu về các chỉ số báo hiệu bệnh béo phì ở trẻ em Việt Nam

Hiện này béo phì là một trong các bệnh phổ biến trên thế giới với tỷ lệ ngày càng gia tăng nhất là ở trẻ em. Béo phì không những làm hạn chế hoạt động của trẻ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Khái niệm và các xét nghiệm phát hiện khi trẻ bị béo phì

Khái niệm và các xét nghiệm phát hiện khi trẻ bị béo phì

Khái niệm và các xét nghiệm phát hiện khi trẻ bị béo phì

Béo phì là một trong các căn bệnh trẻ em thường gặp, trên thực tế đó là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại mô mỡ và các tổ chức khác gây hậu quả xấu cho sức khỏe. Nguyên nhân có thể là thứ phát (nội sinh) hoặc nguyên phát (ngoại sinh). Để biết chính xác tình trạng bệnh thì các bác sĩ sẽ đưa ra một số xét nghiệm như sau:

  • Các xét nghiệm thường qui: Lipid máu, Cholesterol, HDL, LDL, VLDL, đường huyết. Vì béo phì là yếu tố nguy cơ của rối loạn chuyển hóa lipid, cần phải tầm soát tăng cholesterol máu ở tất cả trẻ lớn hơn 2 tuổi (khuyến cáo từ chương trình giáo dục cholesterol quốc gia, Hoa Kỳ).
  • Các xét nghiệm của nguyên nhân thứ phát: nói chung nếu chiều cao của bé > 90% so với chuẩn thì không cần làm thêm xét nghiệm nào khác để tìm nguyên nhân.

Chẩn đoán xác định:

Hiện chưa có tiêu chuẩn lâm sàng nào chẩn đoán xác định 100% béo phì ở trẻ em. Hai tiêu chuẩn được đề nghị sau đây được đại đa số chuyên gia đồng ý do tính sẵn có, dễ thực hiện trên lâm sàng và có ý nghĩa tiên lượng bệnh.

  • Cân nặng theo chiều cao (CN/CC): là phần trăm CN thực tế của trẻ so với CN chuẩn của CC thực tế của trẻ. Nếu CN/CC > 120% (hoặc > +2SD) là trẻ bị béo phì.
  • Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI): tính theo công thức sau: BMI = CN (kg) /(CC x CC) (m). Nếu BMI > 85th percentile/BMI theo tuổi là trẻ béo phì.
  • Chẩn đoán độ nặng: nếu CN/CC > 140% (>+4SD) hoặc BMI > 95th percentile là béo phì nặng.

Mục tiêu của béo phì

Béo phì có 3 loại mục tiêu chính:

Hành vi: mục tiêu nguyên phát của điều trị béo phì không biến chứng ở trẻ em không phải là đạt được cân nặng lý tưởng mà là đạt được thói quen ăn uống và sinh hoạt khỏe mạnh. Chương trình điều trị cần phải chú ý nhiều đến các kỹ năng cần thiết để thay đổi hành vi và duy trì các thay đổi này.

Y học: đối với trẻ béo phì có biến chứng, việc cải thiện hoặc điều trị khỏi các biến chứng là mục tiêu quan trọng.

Cân nặng: cần phải giảm cân đến BMI < 85th percentile đối với các trường hợp sau: trẻ lớn hơn 2 tuổi bị béo phì có biến chứng, trẻ lớn hơn 7 tuổi béo phì nặng (BMI > 95th percentile; CN/CC > 140%). Tốc độ giảm cân thích hợp là khoảng 500g mỗi tháng.

Các trường hợp còn lại mục tiêu cân nặng là duy trì cân nặng hiện tại của trẻ, chờ BMI giảm khi trẻ cao lên.

Phương pháp điều trị trẻ em bị béo phì

Phương pháp điều trị trẻ em bị béo phì

Phương pháp điều trị trẻ em bị béo phì

Bệnh béo phì có thể là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, vì thế khi trẻ có những chỉ số báo hiệu bệnh thì mẹ cần tuân thủ các phương pháp điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên tắc:

Giảm lượng mỡ dư thừa bằng phối hợp thích hợp giữa tăng năng lượng tiêu hao và giảm cung cấp năng lượng đồng thời phải bảo đảm sự tăng trưởng của trẻ. Đảm bảo tính lâu dài, dễ dung nạp, không làm trẻ cảm thấy bị cách biệt.

Biến chứng của chương trình điều trị giảm cân:

Bệnh lý túi mật. Điều này xảy ra khi trẻ vị thành niên giảm cân nhanh. Thiếu các chất dinh dưỡng do chế độ ăn năng lượng quá thấp. Tốc độ tăng trưởng có thể chậm trong quá trình sụt cân. Tuy nhiên, hầu hết các trẻ béo phì đều cao nên tác động lên chiều cao lúc trưởng thành rất ít. Hiệu quả của sụt cân nhanh (> 0,5 kg/tháng) ở trẻ nhỏ hơn 7 tuổi còn chưa được biết.

Chương trình sụt cân có thể làm tổn thương xúc cảm, tâm thần. Các rối loạn hành vi ăn uống (chán ăn tâm thần, cuồng ăn,…) có thể xảy ra. Sự bận tâm, lo lắng của cha mẹ hoặc của bản thân trẻ về cân nặng có thể làm giảm tính tự tin của trẻ. Nếu cân nặng, tiết chế và hoạt động thực thể trở thành mối xung khắc, quan hệ của trẻ với gia đình có thể xấu đi. Lúc này cần phải hội chẩn với chuyên viên tâm lý và những chương trình điều trị cho đến khi có thể tiếp tục điều trị mà không gây ra các tác dụng có hại cho tâm sinh lý của trẻ.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội