Những vấn đề bất ổn sức khỏe trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn đầu đời bất kỳ biểu hiện nào mang tính bất thường của trẻ cũng khiến bố mẹ đứng ngồi không yên. Tuy nhiên, chỉ cần hiểu được nguyên nhân cách xử lý hết sức đơn giản.

Giai đoạn đầu đời trẻ sẽ có một vài dấu hiệu bất ổn nhưng không hề ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Giai đoạn đầu đời trẻ sẽ có một vài dấu hiệu bất ổn nhưng không hề ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Trẻ hay vặn người gồng mình

Bất kỳ trẻ nào ở giai đoạn đầu đời cũng đều vặn mình và gồng người, bất kể là đêm hay ngày, đây là biểu hiện sinh lý hết sức bình thường của trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, lúc vặn người bé thường đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết. Nếu bé thường có các biểu hiện vặn cứng người, nhưng không quấy khóc khó chịu, không ói, vẫn lên cân tốt thì cũng không có gì đáng lo ngại

Khi nào trẻ hay vặn mình trong lúc ngủ và kèm theo những dấu hiệu như trẻ khó ngủ, cả ngày lẫn đêm không ngủ được tối thiểu từ 15 -17 tiếng trong 5-6 tháng đầu. Ban đêm trẻ hay thức giấc nhiều lần, giật mình, trằn trọc khó ngủ, người đổ nhiều mồ hôi, hay nấc, hay trớ, rụng tóc, chậm lên cân trong 3 tháng đầu thì khả năng cao trẻ bị thiếu vitamin D trầm trọng. Và khi bị thiếu loại vitamin này trẻ sẽ có nguy cơ dễ đối mặt với các bệnh lý ở trẻ.

Đi ị nhiều lần

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh càng đi ị nhiều với phân tốt càng chứng tỏ bé bú khỏe và tiêu hóa tốt. Nếu lúc đi ị trong phân có máu, trẻ ngủ li bì do mệt mỏi, quấy khóc nhiều và bỏ ăn thì cần đi khám để biết nguyên nhân chính xác. Nếu bé đã qua 3 tháng mà dấu hiệu đi ị nhiều lần trong ngày vẫn tiếp diễn, mẹ cần xem xét lại chế độ và sức khỏe dinh dưỡng của mẹ.

Trẻ hay quấy khóc

Rất nhiều cha mẹ tỏ ra mệt mỏi khi con liên tục quấy khóc trong những tháng đầu, thậm chí nhiều trẻ tình trạng này kéo dài liên tiếp. Nguyên do là hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định khiến trẻ rất dễ giật mình nên hay khóc. Ngoài ra, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ các nhu cầu đơn giản của mình như đói, khát. Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, khóc còn là một vận động giúp trẻ rèn luyện hô hấp. Trẻ mới sinh ra, kỹ năng hô hấp vẫn chưa hoàn thiện như người lớn nên khóc là một vận động làm tăng cường các cơ giúp trẻ hô hấp, đồng thời còn giúp cho phổi được mở rộng và việc khi trẻ khóc sẽ cử động đập tay đập chân còn là vận động giúp trẻ tăng nhiệt độ cơ thể và tự bản thân điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình. Nên cha mẹ nên lấy làm vui mừng khi con có thể quấy khóc vì đó là dấu hiệu chứng tỏ con bạn đang phát triển khỏe mạnh và bình thường như bao trẻ khác.

Việc con quấy khóc cũng là một cách thể hiện cảm xúc

Việc con quấy khóc cũng là một cách thể hiện cảm xúc

Liên tục nấc cụt

Sở dĩ trẻ sơ sinh thường nấc cụt là do hiện tượng xung truyền thần kinh giữa não bộ và cơ hoành chưa có sự ổn định gây ra. Sau khi trẻ lớn hơn, nấc cụt cũng sẽ tự động biến mất.

Nếu nấc cụt thường xuất hiện kèm theo nôn trớ, giật nảy mình, khó ngủ, sụt cân… mẹ cân mẹ nên nghĩ đến khả năng thiếu hụt vitamin D.

Khò khè

Tiếng khò khè trong lúc thở là tình trạng phổ biến rất bình thường của gần 80% trẻ sơ sinh trong giai đoạn 3 tháng đầu nếu không kèm theo ho, sốt hay sổ mũi. Thông thường các dịch nhầy trong nước ối trẻ nuốt phải sẽ được co thắt tự nhiên trong quá trình mẹ rặn đẻ để được tống ra ngoài giúp phổi hô hấp độc lập một cách tự nhiên sau sinh đứa trẻ chào đời. Những trẻ được sinh bằng phương pháp mổ hoặc sinh thường nhưng cơn đau đẻ của mẹ quá ngắn, ít cơn gò hay trẻ còn non tháng không thể tự tống đẩy những dịch nhờn này ra ngoài nên trẻ thường bị khò khè. Trong trường hợp này mẹ có thể áp dụng kinh nghiệm chăm con nhỏ trong dân gian dùng hạt chanh chưng đường phèn để giúp bé hết nhanh triệu chứng này hoặc mẹ có thể để trẻ tự khỏi.

Trẻ bị trớ là do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện

Trẻ bị trớ là do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện

Trẻ bị trớ

 Khi thức ăn từ dạ dạy bị trào ngược lên thực quản và ra miệng người ta gọi là nôn trớ. Điều này là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày còn nằm ngang và men tiêu hóa chưa tiết đủ. Để hạn chế tình trạng này mẹ hạn chế cho con bú quá no, không di chuyển con khi con vừa ăn xong, cho trẻ bú ở tư thế thoải mái nhất.

Những bất ổn về vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh sẽ nhanh chóng chấm dứt khi con qua 3 tháng đầu hoặc một vài triệu chứng có thể kéo dài hơn khi bé dưới 1 tuổi. Vì thế cha mẹ không nên quá lo lằng vì đây là những dấu hiệu hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh, những dấu hiệu này không phản ánh được sức khỏe của con. Việc cha mẹ cần làm lúc này là tạo cho con một chế độ dinh dưỡng đảm bảo cũng như môi trường sống thật tốt cho con trẻ.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội