Nhật kí “đẫm nước mắt” của người mẹ có con trai mắc bệnh tự kỷ

Thật khó khăn để chấp nhận đứa con “rứt ruột” sinh ra có đầy đủ bộ phận cơ thể con người mà chúng lại mang trong mình căn bệnh tự kỷ phát triển không bình thường.

Thật khó để mẹ chấp nhận con mắc bệnh tự kỷ

Thật khó để mẹ chấp nhận con mắc bệnh tự kỷ

Mấy người làm cha mẹ có thể đủ can đảm chấp nhận sự thật đau khổ ấy, dù có là sự thật đi chăng nữa thì tôi cũng không muốn chấp nhận, một chút cũng không.

Thật khó để mẹ chấp nhận con mắc bệnh tự kỷ

Phải ở đây viết những dòng tâm sự này thật không ai mong muốn nhưng tôi vẫn cảm thấy rất may mắn khi được làm mẹ của Đạt, đứa con đang lớn mà phát triển không bình thường.

Bất kì người làm Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong muốn cho con mình khỏe mạnh, khôn ngoan và xinh đẹp. Thật khó khăn cho những người mẹ, người cha khi phát hiện đứa con mà mình đặt biết bao niềm tin, hy vọng lại “đeo án” hội chứng tự kỷ. Căn bệnh đã để lại nhiều biến chứng, nỗi đau hành cả thể xác lẫn tâm hồn của Đạt, từ chiều cao đến cân nặng và các vấn đề về thể chất khác đều chậm phát triển. Không chỉ thế, căn bệnh còn lấy đi những việc làm đơn giản nhất của một đứa trẻ bình thường có thể làm như ăn, hay những hoạt động cơ bản như ngủ, nghỉ, đi vệ sinh, đánh răng, cắt tóc đều trở thành những trận chiến. Chưa kể đến những điều đương nhiên là nhu cầu cơ bản như nói hay chia sẻ lại trở thành những điều quá xa xỉ. Cuộc sống của mẹ từ khi phát hiện ra con mắc bệnh tự kỷ giống như một địa ngục, ngửa mặt lên nhìn thấy trời và cúi xuống nhìn thấy con. Mẹ chẳng còn thời gian liên lạc với đồng nghiệp, cũng không có nhiều thời gian cho bản thân, mẹ chỉ rối rít để tìm những phương pháp làm sao để có thể chữa trị bệnh cho con, bất kì ai nói gì hay tư vấn thì mẹ đều đến tận nơi đó chỉ mong sao con chóng lành bệnh, từ khoa học, y học cổ truyền hay cả tâm linh mẹ đều thử cả. Mẹ từng nghĩ con như một cái túi thủng lỗ chỗ quá nhiều và mẹ ra sức đem vá các lỗ thủng đó. Giống như vậy con ạ! Mẹ biết con cũng đau nhưng lòng mẹ còn đau hơn trăm ngàn lần vì chắc con cũng không thể biết con đang là một đứa trẻ không bình thường.

Cha mẹ đã chấp nhận con bị mắc bệnh tự kỷ rồi!

Cha mẹ đã chấp nhận con bị mắc bệnh tự kỷ rồi!

Mẹ đã chấp nhận con bị mắc bệnh tự kỷ rồi!

Vậy là thời gian cứ trôi, mẹ cũng học cách đối diện và chấp nhận. Mẹ chỉ biết làm sao để nuôi con khỏe, con không thể bình thường về mặt tâm lý, thể xác nhưng con cần phải duy trì một sức khỏe tốt. Mẹ nhận ra rằng, còn có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn gia đình chúng ta nhưng họ vẫn sống vui vẻ và vượt qua nỗi đau đó, vậy thì lý do gì mẹ con mình không cùng nhau vượt qua, mẹ cũng tin rằng sẽ có một ngày có một phép màu nào đó đến với gia đình chúng ta. Mẹ cố gắng bám đuổi những mục tiêu để con có thể “bắt chước” giống như các bạn cùng lứa tuổi. Mẹ chấp nhận bỏ bớt tham vọng vá những lỗ nhỏ của cái túi để tập trung vào việc vá những lỗ thủng to, cố gắng để con có thể vui đùa, ít nhất con có thể nói chuyện để tâm hồn con không bị cô độc, trái tim mẹ cũng sẽ vơi nỗi đau đi đôi phần. Lần đầu tiên nhìn thấy con cười, trái tim mẹ đã cười lên vì sung sướng: “Đạt của mẹ giỏi quá”, thấy con như vậy, mẹ càng cố gắng hơn, cố gắng làm sao để con biết cười nhiều hơn nữa. Mẹ không cần con quá lớn, không cần con sau này phải phụng dưỡng mẹ khi về già, chỉ mong con có một sức khỏe tốt và cười nhiều hơn mỗi ngày.

Giai đoạn khó khăn nhất cũng đến

Nhưng hình như ước mơ nhỏ nhoi ấy của mẹ cũng rất khó thực hiện, con vất vả theo mẹ đến trường, có sự cố gắng nhưng sự phát triển ấy vẫn không thể đồng đều, con vẫn khép mình, vẫn chỉ núp sau lưng mẹ, nhiều lúc con còn cảm thấy khó chịu. Mẹ đã nhìn thấy sự đau đớn đang hành xác trên cơ thể bé bỏng của con trai mẹ, lòng mẹ lại đau như cắt, mẹ ước gì người đó là mẹ, cơ thể mẹ to lớn thế này có thể chịu đựng thay con.

Mẹ cảm thấy may mắn khi được làm Mẹ của con

Mẹ cảm thấy may mắn khi được làm Mẹ của con

Mẹ vẫn kiên trì và cảm thấy mình thật may mắn

Tuy Đạt của mẹ là một người khác biệt so với người bình thường, khác về tư duy, ngôn ngữ và khả năng giao tiếp, sở thích. Nhiều lúc mẹ thấy cái túi thủng nó vẫn mãi chỉ là cái túi thủng, mẹ có cố gắng chắp vá thế nào nó cũng không hoàn chỉnh nhưng mẹ lại phát hiện ra rằng con không phải là cái túi thủng mà là một cái túi lưới rất xinh đẹp, rất đặc biệt. Mẹ nhìn thấy Đạt lớn, con cảm nhận thế giới xung quanh lộn xộn nhưng con nhìn ra thế giới với nhiều hình ảnh vui nhộn, đầy màu sắc, sáng tạo và ngẫu hứng. Mẹ ví von con như “một người bị đuối nước” vớ được cái cọc và con đang vẽ cái cọc như một lối rẽ cho cuộc đời con. Mặc dù con không có nhu cầu chia sẻ với bạn bè  nhưng mẹ thấy con có có nhu cầu chia sẻ suy nghĩ của mình trên những trang giấy trắng, thì ra con vẫn biết suy nghĩ, con vẫn có thể thành tài như mẹ từng mong mỏi, phải không con? Mẹ tin rằng ai sinh ra trên đời cũng có một sứ mệnh nào đó, chứ không phải vô nghĩa. Giống như mẹ bây giờ, mẹ sinh ra mang sứ mệnh đưa con đến thế giới này cũng như cho con một cuộc sống vẹn toàn nhất, còn con không phải sinh ra làm gánh nặng cho gia đình, sứ mệnh của con hẳn là mang lại bức tranh có nhiều màu vẽ, có nhiều suy nghĩ về một thế giới nội tâm, để mọi người hiểu hơn về sự đa dạng lối tư duy của mỗi con người. Phải không con?

Nhiều lúc mẹ rất lo lắng sự may mắn ấy lại tuột mất, mẹ sợ cái cọc con đang bám có thể bị trôi đi bất cứ lúc nào. Mẹ không chắc cái mẹ  đang nghĩ là con cần thì có thực sự là cái mà con cần? Cái mà mẹ nghĩ là con muốn thì có thực sự là cái mà con muốn nhưng mẹ sẽ luôn cố gắng để cân bằng giữa điều con muốn và điều mẹ muốn để con luôn được hạnh phúc.

Giấc mơ của mẹ chính là lúc nhìn thấy con bước vào lớp 1, mẹ thèm nhìn thấy những nụ cười, mẹ thèm nhìn thấy Đạt của Mẹ vòi vĩnh mua đồ chơi, mẹ vẫn hi vọng, hi vọng con sẽ có ngày như thế. Hôm nay, thấy con đang say giấc, mẹ viết mấy dòng tâm sự này gửi lên trang Tâm sự Evamột trang để mẹ có thể chia sẻ về cách nuôi dạy con, cũng như để mẹ có thể trò chuyện với những phụ huynh cũng có trẻ nhỏ mắc bệnh tự kỷ. Không sao đâu con ạ, con cứ say giấc ngủ ngon và mơ thật đẹp, rồi phép màu sẽ đến với con, với gia đình chúng ta và đến với những bạn nhỏ mắc căn bệnh này.

Dung Trần: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội