Một số vắc xin cần được tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, giúp trẻ có thể phòng tránh được những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tiêm chủng vắc xin cho trẻ sơ sinh

Tiêm chủng vắc xin cho trẻ sơ sinh

Tiêm vắc xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra miễn dịch để chủ động phòng tránh sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. Với trẻ sơ sinh do sức đề kháng còn chưa phát triển, do đó để giúp trẻ dưới 1 tuổi phòng tránh được những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì việc tiêm chủng một số vắc xin phòng bệnh dưới đây là rất cần thiết.

Một số vắc xin mà trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng

Vắc xin phòng bệnh viêm gan B

Vắc-xin viêm gan B giúp cơ thể con chống lại virus viêm gan B, lây truyền qua máu và dịch tiết cơ thể. Trẻ sau khi sinh 24 giờ thì cần tiêm vắc xin Quinvaxem phòng viêm gan siêu vi B ngay. Sau khi tiêm có thể sẽ khiến trẻ bị đau, sưng tấy ở vết tiêm và sốt nhé. Trường hợp trẻ xuất hiện những biểu hiện bất thường hay sốt quá cao thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được theo dõi và điều trị. Vắc xin viêm gan siêu vi B cần được tiêm thêm một liều tương tự khi trẻ được 1 đến 2 tháng tuổi.

Vắc xin Quinvaxem còn được gọi là vắc xin 5 trong một bởi vắc xin này có thể phòng ngừa được 5 bệnh đó là, bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Với 3 mũi lần lượt trong giai đoạn trẻ được 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi.

Vắc xin ngừa tiêu chảy cấp

Trẻ 2 đến 4 tháng tuổi cần được tiêm chủng vắc xin Virus Rota phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ. Trẻ sau khi được tiêm chủng vắc xin virus rota có thể bị tiêu chảy nhẹ, điều này hoàn toàn bình thường nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng.

Tiêm phòng viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật bản là một căn bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, bệnh đe dọa nguy hiểm tới trí thông minh quá trẻ và khiến trẻ tử vong. Do đó phụ huynh cần phải tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ. Vắc xin viêm não Nhật Bản được tiêm với 3 liều cơ bản, mũi đầu tiên được tiêm khi trẻ được 1 tuổi, mũi 2 cách mũi 1 hai tuần, mũi cuối cùng được tiêm sau đó 1 năm. Cứ 3 đến 4 năm lại tiêm lại một mũi cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Vắc xin thủy đậu

Khi trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu. Đây là căn bệnh truyền nhiễm do virus thủy đậu gây ra, khiến trẻ rất dễ nhiễm trùng và đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.

Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, Rubella (MMR)

Loại vắc-xin MMR sẽ giúp trẻ phòng được 3 loại virus đó là sởi, quai bị và rubella hay bệnh sởi Đức. Loại vắc xin MMR này cần được tiêm khi trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.

Vắc xin phòng bệnh Viêm gan A 

Virus viêm gan A có thể xâm nhập vào trẻ từ đồ ăn hay thức uống bị ô nhiễm. Bệnh viêm gan A sẽ gây tổn hại gan với những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn. Vì thế khi con được 12 đến 23 tháng tuổi, mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng viêm gan A. Mũi tiêm nhắc lại cách mũi đầu ít nhất 6 tháng.

Vắc xin phòng bệnh thương hàn

Thương hàn là căn bệnh do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra, khiến trẻ bị nhiễm trùng toàn thân, cấp tính. Để phòng tránh căn bệnh này trẻ trên 5 tuổi cần được tiêm chủng vắc xin Typhim Vi. Vắc xin này có thời gian bảo vệ ít nhất là 3 năm.

Với những trẻ em gái, để phòng ngừa hai loại virus lây truyền qua đường tình dục, gây ung thư cổ tử cung, bạn cần cho con tiêm vắc-xin HPV (Human papillomavirus). Vắc xin này được tiêm cho các em gái ở độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Loại vắc-xin này cần được tiêm 3 liều trong thời gian 6 tháng.

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ

Việc tiêm chủng phòng ngừa bệnh cho trẻ cần phải được tuân thủ đầy đủ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tuyệt đối không để trẻ bị trì hoãn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh ho gà, sởi, bạch hầu, lao, viêm gan B, viêm não Nhật Bản…

Mẹ cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin cho trẻ

Mẹ cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin cho trẻ

Trong quá trình đưa trẻ đi tiêm vắc xin, đặc biệt là khi thời tiết lạnh, cha mẹ cần phải giữ ấm cho trẻ, phòng tránh những bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp. Đây là những bệnh rất nguy hiểm với trẻ có thể nhanh chóng diễn biến nặng và gây tử vong.

Sau khi trẻ được tiêm vắc xin, cha mẹ không nên bế trẻ về luôn mà hãy theo dõi trong vòng 30 phút, để xem trẻ có những biểu hiện khác lạ hay dị ứng nào không, nếu có thì cần báo ngay với bác sỹ để được xử lý kịp thời.

Thông thường trẻ sau khi tiêm vắc xin sẽ sốt nhẹ, điều này là phản ứng của cơ thể với vắc xin nên cha mẹ không cần quá lo lắng, tuy nhiên khi về nhà mẹ cũng cần phải theo dõi trẻ, xem trẻ có những biểu hiện gì bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc-xin 5 trong 1.

Nếu trẻ sốt nhẹ, một số kinh nghiệm chăm con cho mẹ học hỏi đó là cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng cho trẻ, dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Vết thương sưng tấy thì có thể chườm mát (lưu ý không được chườm nóng) để trẻ dễ chịu hơn.

Trong trường hợp trẻ bị sốt cao trên 39 độ sau khi tiêm, kèm theo co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm… thì cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho bé sơ sinh sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của bé, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh. Tiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả nhất bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng nguy hiểm do nhiều loại bệnh trẻ em nguy hiểm gây ra.

Nguồn: giaoductretho.net

 


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội