Mẹ Việt nên học người Nhật cách giáo dục trẻ sơ sinh

Giáo dục trẻ sơ sinh vẫn là một điều mới mẻ đối với các bà mẹ Việt, tuy nhiên tại Nhật bản thì vấn đề này đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ sơ sinh sau này!

Cách giáo dục trẻ sơ sinh của người Nhật

Cách giáo dục trẻ sơ sinh của người Nhật

Nhắc tới giáo dục trẻ sơ sinh, không ít các bà mẹ nghĩ rằng đó là bắt trẻ học hành từ rất sớm. Tuy nhiên thì khái niệm giáo dục trẻ sơ sinh được hiểu rằng là giúp các bé phát triển năng lực các giác quan, tạo tiền đề cho sự phát triển trí tuệ về sau. Các bậc cha mẹ Việt hãy cùng giaoductretho.net theo dõi cách giáo dục trẻ sớm của người Nhật như thế nào nhé!

Cách giáo dục trẻ sơ sinh của người Nhật

Giai đoạn trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi rất quan trong giai đoạn phát triển của trẻ, giúp trẻ có thể tiếp thu một cách nhanh nhất. Giáo sư Shichida là một giáo sư nổi tiếng người Nhật Bản về giáo dục sớm khuyên các bậc phụ huynh không được bỏ lỡ giai đoạn vàng này của trẻ, mà hãy nghĩ cách kích hoạt khả năng tiếp thu trong giai đoạn này bằng cách kích hoạt các giác quan của trẻ, đó là 5 giác quan chính đó là thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác.

Giáo dục qua thi giác: Khi trẻ mới được sinh ra, cha mẹ hãy chuẩn bị những bức trang phong cảnh thế giới trong giường của trẻ, trưng bày những món đồ chơi đầy màu sắc tươi sáng. Cho trẻ mới sinh dưới 1 tháng tuổi nhìn vào hình kẻ ka-rô đen trắng mỗi ngày 3 phút trong vòng 1 tuần sẽ làm cho khả năng tập trung của trẻ cao hơn, từ lúc chỉ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60- 90 giây. Khả năng tập trung cao độ, sẽ liên quan tốt tới việc học nhiều điều sau này, đây được coi là nền móng cho việc học tập của con sau này.

Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý điều này khi trẻ đến 6 tháng tuổi mà bé chán nhìn hình kẻ vằn ngang và ô kẻ ka-rô thì đổi sang mobile có ô kẻ ka-rô nhỏ hơn (từ ô cạnh 6cm xuống ô cạnh 2 cm) xem sao. Nếu làm vậy mà bé vẫn không thích thú lắm thì nên ngừng việc này trong một thời gian.

Mẹ cũng nên dán bảng chữ cái gần giường bé ngủ. Dán sẵn một bảng chữ cái với những chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng, mẹ hãy bế con tới gần bảng chữ cái, mỗi ngày 1 một lần, mỗi lần 2,3 giây thôi, lặp đi lặp lại như vậy . Em bé được làm quen với chữ cái từ lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú.

Giáo dục trẻ sơ sinh qua thính giác: Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ những lợi ích tuyệt vời của âm nhạc đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trí não. Mẹ chỉ cần cho trẻ nghe nhạc 2 lần trên ngày, mỗi lần khoảng 15 phút là được. Lưu ý không được cho trẻ sơ sinh nghe những bản nhạc sôi động với âm thanh lớn sẽ làm ảnh hưởng đến tai của trẻ. Nếu để em bé nghe băng hay đĩa CD trong thời gian dài, em bé sẽ quen và thích tiếng máy, tiếng băng đĩa hơn và không có biểu hiện cảm xúc với tiếng mẹ đẻ.

Điều quan trọng nhất là hãy phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng những hình ảnh trực quan. Khi dạo chơi công viên, bạn có thể lặp đi lặp lại cho trẻ nghe những từ như “cái lá, lá, lá”, “con chim, chim, chim”, “con chó, chó, chó…”,… Sau một thời gian, điều này sẽ được bộ nhớ của trẻ phát tín hiệu bằng dạng ngôn ngữ. Theo một số nghiên cứu, trẻ được giáo dục theo cách này khi con lớn khôn thường luôn có thành tích học tập vượt trội.

Mẹ có thể đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng thực của người mẹ. Tuyệt đối không nên cho trẻ sơ sinh bé xem TV. nó sẽ khiến trẻ nhận thức và phát triển trí tuệ kém.

Giáo dục trẻ sơ sinh qua xúc giác: Từ lúc lọt lòng, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kĩ lưỡng vào bộ nhớ của mình, những gì nhìn thấy, nghe thấy…hình thành nên nếp tư duy rõ nét trong não bộ.

Bài học đầu tiên bằng xúc giác của trẻ được học qua việc bú sữa mẽ, những thao tác tìm ti mẹ, ngậm miệng và mút sữa của trẻ sẽ tiến bộ rất nhanh so với ban đầu.

Mẹ có thể cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác như phía trên hay dưới hàm, cằm, bên 2 má để thử khả năng cảm nhận và cách tự điều chỉnh không gian để bú mẹ dễ dàng hơn. Ngoài ra, không chỉ bằng đầu ti mẹ như cách trên, mẹ còn có thể dùng ngón tay, cái khăn xô, hay cái ống hút cọ nhè nhẹ hàm trên, hàm dưới của bé. Bé sẽ biết được cảm giác khi được liếm, cắn vào những vật này, và sẽ không cắn mút những thứ này như khi mút ti mẹ.

Học cách nuôi con thông minh của người Nhật Bản

Học cách nuôi con thông minh của người Nhật Bản

Qua vị giác: Mẹ có thể cho trẻ nếm được các vị khác nhau như nước nguội, nước lạnh, nước vị ngọt, nước vị mặn, nước vị chua, vị cay bằng cách sử dụng khăn xô và thấm vào đầu lưỡi của trẻ. Đây chính là một cách kích thích vị giác phổ biến và hiệu quả nhất có thể thực hiện được cho trẻ sơ sinh.

Qua khứu giác: Mẹ hãy cho trẻ ngửi mùi hương từ những loài hoa tốt cho trẻ, hay có thể dùng một loại dầu massage cho trẻ hằng ngày sau khi tắm. Đây cũng là một phương pháp giáo dục khứu giác cho trẻ đem lại nhiều lợi ích về thể lực và trí lực mà mẹ nên duy trì cho bé. Nếu cho trẻ tiếp xúc với nhiều mùi hương khác nhau, khướu giác của trẻ sẽ phát triển rất tốt sau này. Lưu ý, có những mùi hương gây dị ứng, nên việc chọn mùi cũng phải thật cẩn trọng.

Có thể nói rằng giáo dục trẻ sớm tại gia đình sẽ góp phần đáng kể vào sự nghiệp giáo dục sớm của toàn xã hội trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 6 tuổi, bởi đây là thời kỳ vàng của sự phát triển não bộ của trẻ. Giáo dục trẻ sớm tại gia đình, có thể coi đó là nền tảng trong việc nuôi dạy con trẻ khỏe mạnh thông minh, cha mẹ chính là những người thầy, người cô đầu tiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng của con sau này.


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội