Mẹ phải làm sao với căn bệnh “già trước tuổi” của con trẻ?

Nhiều bậc cha mẹ không khỏi “giật mình” khi thấy trẻ có lời nói hành động như “một triết gia tí hon”, vậy là do cách giáo dục không khoa học hay cha mẹ luôn để “xổng” con.

Những “cô cậu triết gia tí hon”từ đâu ra?

Những “cô cậu triết gia tí hon” từ đâu ra?

Nhiều bậc cha mẹ thấy bất ngờ khi thấy con mình có những dấu hiệu “trưởng thành dở”. Thậm chí chúng suốt ngày cắm cúi với điện thoại, máy vi tính, thành thạo những phương tiện giải trí hiện đại trong gia đình, vui – buồn thất thường, mặt mày đăm chiêu như một triết gia…Là do cách giáo dục không đúng đắn khoa học của người mẹ hay là do lối sống khiến trẻ bị “già trước tuổi”. Nói về vấn đề này, nhiều chuyên gia tâm lý – giáo dục đã từng đề cập và đưa ra giải pháp, có rất nhiều nguyên do khiến trẻ già trước tuổi. Vì thế người lớn cần nghiêm túc nhìn nhận, tìm ra nguyên nhân để từng bước khắc phục.

Những “cô cậu triết gia tí hon” từ đâu ra?

Việc nuôi dạy con cái là một hành trình dài và có nhiều chông gai, chỉ cần một chút “lơ là” cũng có thể khiến con trẻ thành một con người khác và trở thành ‘triết gia tí hon” như các chuyên gia giáo dục vẫn hay báo động. Nhưng nguyên nhân chủ yếu lại xuất phát từ việc chăm bẵm con quá mức, không cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài khu phố và chính điều đó làm trẻ chỉ biết bắt chước khuôn mẫu trong gia đình mà không hoặc rất ít được học hỏi, giao lưu với thế giới bên ngoài. Một số trẻ có khí chất trầm và ưu tư với biểu hiện nhút nhát, không giao tiếp…nếu trẻ có những biểu hiện này mà gia đình, nhà trường không sớm có biện pháp can thiệp và giáo dục phù hợp, đưa trẻ tham gia các hoạt động tập thể thì sẽ khiến chúng bị già trước tuổi, thậm chí biến thành những “cô cậu triết gia” có cái lý rất giỏi. Và ngược lại, những trẻ đã có sẵn khí chất hoạt bát thì chúng rất nhanh nhạy và luôn chạy theo những cái mới của thời đại, nếu không có sự định hướng và được nuôi dạy cẩn thận thì chúng có thể bị lệch lạc trong sự phát triển tâm lý. Nhiều bậc cha mẹ hiện nay vẫn thường nhầm lẫn sự “già trước tuổi” với hiện tượng thông minh trước tuổi mà không biết hai vấn đề phát triển này hoàn toàn khác nhau, một là sự già đi của tâm hồn, suy nghĩ, hành vi so với lứa tuổi, chúng thể hiện trong lối ứng xử hàng ngày. Còn sự thông minh trước tuổi là những biểu hiện của sự phát triển vượt trội về trí tuệ và cảm xúc. Chúng hoàn toàn khác nhau, nhưng sự “nguy hiểm” nhất là những bậc cha mẹ thường hay lợi dụng sự thơ ngây, thuần khiết, vô tư của trẻ để đùa cợt, bày cho trẻ nói những ngôn từ mà chỉ có người lớn mới sử dụng, từ đó khiến trẻ có những phát ngôn “gây sốc”, khiến cha mẹ cũng phải giật mình. Nhận định này được các chuyên gia khẳng định là do: gia đình và xã hội. Xã hội ngày càng “mở” nhưng tính chất gia đình ngày càng “đóng”, sự tự vệ của các gia đình ngày càng tăng lên, dẫn tới việc trẻ nhỏ sống trong gia đình cũng bị ảnh hưởng. Việc không có kinh nghiệm chăm con và nuôi con đã tạo ra những tâm lý rất lớn, khiến cho trẻ luôn bị thụ động, từ đó khiến trẻ bị hạn chế về sự phát triển tự nhiên cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Mặt khác, lối sống hiện đại phát triển, con trẻ được tiếp xúc nhiều với công nghệ, thiết bị hiện đại, nhiều trang mạng, sách báo có nội dung không lành mạnh cũng khiến chúng bị “nhiễm” và trở thành những cô cậu lớn hơn tuổi.

Mẹ phải làm sao với căn bệnh “già trước tuổi” của con trẻ?

Mẹ phải làm sao với căn bệnh “già trước tuổi” của con trẻ?

Mẹ phải làm sao với căn bệnh “già trước tuổi” của con trẻ?

Để con trẻ có thể phát triển một cách bình thường và tự nhiên thì cha mẹ phải nắm vững sự phát triển trí tuệ so với lứa tuổi của trẻ, để từ đó kịp thời phát hiện, điều chỉnh biểu hiện “già trước tuổi” của chúng sao cho phù hợp. Ngoài ra, cha mẹ không nên gò ép con trẻ theo những khuôn mẫu cứng nhắc của người lớn mà hãy để trẻ tự tìm hiểu và tự khám phá thế giới xung quanh bằng chính năng lực của bản thân, giúp trẻ phát triển cân bằng đúng độ tuổi con đang lớn giữa hoạt động vui chơi và học tập, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động bổ ích của nhóm bạn cùng lứa tuổi.

Cha mẹ nên định hướng cho con trẻ tìm đến những phương tiện vui chơi giải trí – nhất là truyền hình, các trò chơi – phù hợp với độ tuổi, không nên đáp ứng quá mức các nhu cầu vật chất mà chúng đòi hỏi. Cần kiểm soát các bộ phim dành cho người lớn, nếu buông lỏng thì trẻ dễ bị ảnh hưởng từ những sản phẩm giải trí không phù hợp lứa tuổi.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội