Hướng dẫn phụ huynh cách hút mũi cho trẻ đúng nhất

Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị sổ mũi, ngạt mũi gây khó thở, đặc biệt là trong lúc ăn và ngủ. Vì thế, biết cách hút mũi cho trẻ đúng cách rất quan trọng.

241

Hướng dẫn phụ huynh các hút mũi cho trẻ đúng cách nhất

Bởi vì nếu có quá nhiều dịch mũi sẽ chảy xuống họng, kéo theo vi khuẩn và gây sặc, ho, viêm họng và lâu dài gây bệnh cho trẻ. Vì vậy, các mẹ cách hút mũi cho bé một cách đầy đủ nhất.

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng

Theo các bác sĩ nhi khoa, nhiều mẹ khi thấy trẻ bị sổ mũi thì thường dùng miệng để hút mũi trực tiếp cho bé. Tuy nhiên, đây là việc làm hoàn toàn sai lầm và phản khoa học. Theo đó, khi thấy trẻ có biểu hiện của tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi hay khò khè do có đờm, cha mẹ không được tự ý hút mũi cho bé bằng miệng vì về nguyên tắc vệ sinh, khi dùng miệng hút mũi cho bé thì các vi khuẩn hay mầm bệnh trong miệng của cha mẹ sẽ lây cho em bé. Do đó, cách làm này sẽ có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

Để hút mũi cho trẻ sơ sinh được đúng cách, các mẹ cần sử dụng máy hút dịch mũi họng cho trẻ, máy có bán rất nhiều trên thị trường. Các mẹ hãy cùng học cách sử dụng dụng cụ này để hút mũi an toàn cho bé.

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút mũi

Bước 1: Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Đây là bước giúp làm lỏng dịch mũi và rửa trôi những dịch nhầy này ra khỏi mũi. Mẹ cần đặt bé nằm nghiêng người, dùng khăn thấm nước dưới má của bé, sau đó đặt lọ nước muối vào mũi bé rồi bơm nhẹ nhàng nước muối vào mũi cho bé một cách nhẹ nhàng để không làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Bước 2: Hút sạch dịch mũi còn lại trong mũi bé

Sau khi vệ sinh mũi cho bé xong, mẹ dùng dụng cụ hút mũi cho bé để thông thoáng đường thở cho bé, không bị ngạt mũi, sổ mũi nữa. Tuy nhiên, mẹ chú ý không nên làm quá 3 lần/ngày và không kéo dài quá 5 ngày vì sẽ làm bé bị kích ứng mũi, không tốt cho niêm mạc mũi của bé.

Trong quá trình hút mũi cho con, phụ huynh cần thực hiện nhẹ nhàng, không hút quá mạnh vì sẽ làm tổn thương mũi và có thể gây chảy máu mũi, làm tình trạng bé bị sổ mũi, ngạt mũi trở lên tồi tệ hơn.

Bước 3: Làm sạch dụng cụ hút mũi

Sau khi sử dụng xong, cha mẹ cần làm sạch dụng cụ hút mũi để loại bỏ mọi vi khuẩn gây bệnh và chuẩn bị cho lần dùng kế tiếp. Có thể làm sạch dụng cụ bằng xà phòng hoặc nước ấm sau khi hút mũi cho bé. Sau khi dụng cụ được làm sạch thì mẹ cần để chúng ở nơi khô thoáng, sạch sẽ.

Trên đây là 3 bước hút mũi cho trẻ đúng cách nhất trên trang nuôi con khỏe mà các giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chuyển đến các phụ huynh.

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút mũi

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút mũi

Những lưu ý quan trọng về cách hút mũi cho bé

  • Rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi rửa mũi cho con.
  • Cần kiểm tra đầu lọ nước muối sinh lý để đảm bảo không có bất cứ gờ hay cạnh sắc nào có thể gây tổn thương mũi của bé.
  • Không xịt nước muối quá mạnh tay, không nên sử dụng xi lanh để rửa mũi cho bé vì có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc mũi. Hiện nay trên thị trường có bán sẵn các dụng cụ rửa mũi với đầu ống được thế kế tròn, mềm rất an toàn cho bé.
  • Ở những lần rửa mũi đầu tiên, bé có thể không hợp tác nên sẽ giãy rất nhiều, lúc này cha mẹ không nên mất bình tĩnh mà hãy cố gắng làm đúng theo hướng dẫn để tránh tình trạng bé bị sặc và tổn thương niêm mạcmũi.
  • Nên rửa mũi cho bé trước khi ăn và lúc bé còn thức.
  • Cha mẹ không nên lạm dụng rửa quá nhiều lần (chỉ 2 – 3 lần/ngày) vì sẽ khiến mũi con khô, rát hơn do niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.

Trên đây là cách hút mũi cho bé một cách an toàn và hiệu quả, giúp con dễ chịu và sớm khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu việc rửa mũi đã được thực hiện trong vòng 3 ngày mà bé không có dấu hiệu đỡ hơn thì cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Nguồn  giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội