Đừng trách trẻ “vô ơn” nếu không dạy chúng “biết ơn” ngay từ đầu

Đừng trách trẻ vô ơn nếu ngay từ đầu cha mẹ chưa từng tạo cho chúng sự cảm kích cũng như bày tỏ niềm biết ơn trước những điều tốt đẹp và chưa tốt xảy đến cho mình.

Con “vô ơn” là do cách giáo dục của “người thầy đầu tiên”

Con “vô ơn” là do cách giáo dục của “người thầy đầu tiên”

Con “vô ơn” là do cách giáo dục của “người thầy đầu tiên”

Đã không có ít lần tôi dẫn các con đi ăn và bắt gặp những cảnh tượng những đứa trẻ ngang ngạnh, mặ nặng mày nhẹ, thậm chí còn hất cả đồ ăn trong khi mẹ đang dỗ dành. Nhiều trẻ còn ương bướng đến mức đòi lấy cái nọ nhưng lại ăn cái kia. Không chỉ bên ngoài mà ngay trong cuộc sống hôn nhân gia đình tôi cũng đang tồn tại một cảnh tượng như thế, nhiều khi hì hục chuẩn bị bữa ăn tối cả tiếng trời nhưng “ ông nhỏ” lại đòi ăn thứ này, “bà nhỏ” lại đòi ăn thứ kia. Tôi hay phàn nàn mệt mỏi và sự vô ơn của con với mình, có lần chúng còn quay ngắt đi khi nhìn thấy bữa cơm tôi chuẩn bị rồi xuống bếp cầm chai tương ăn với cơm mà không dùng thức ăn, điều đó đồng nghĩa với việc thức ăn hôm đó bị bỏ đi, bao nhiêu công tôi chuẩn bị bữa ăn thì trở về con số 0 tròn trĩnh và tôi thực sự cảm thấy bất lực. Một lần vì quá bực tôi buột miệng nói: “mẹ phải làm gì để con biết trân trọng bữa ăn?” thì con ngạc nhiên rồi trả lời tôi: mẹ có thể kể lại quy trình gieo mạ, cấy lúa rồi thiên tai khiến người nông dân mất mùa thì biết đâu con thấy người ta cực khổ con lại muốn ăn và trân trọng những hạt cơm ấy”. Câu trả lời kiến tôi nặng lòng suy nghĩ, có thể con và các bạn đồng trang lứa không phải là thông tin mà chính là lòng biết ơn và sự cảm kích, có thể ở thời buổi mới khi các con được đáp ứng tất cả những thứ mà chúng chưa đòi hỏi hay được nuông chiều quá nhiều và có thể chính chúng ta, những người thầy đầu tiên của con trẻ không nuôi dạy con bằng các bài học về sự giới hạn. Tôi vẫn không thể nghĩ ra bài học nào về sự giới hạn để dạy con nhưng may thay có một câu chuyện về: “Niềm vui ở đâu?” Câu chuyện kể về một chú heo không bao giờ tìm thấy niềm vui, chú đã quyết định đi tìm niềm vui ấy của mình và rồi có người đã dạy chú heo đi tìm niềm vui ở chỗ giúp đỡ người khác. Tôi hỏi lại con: “niềm vui của con là ở đâu?” cậu nhỏ trả lời là được đọc sách, được ăn những hạt gạo mà người nông dân vất vả gieo trồng, con thấy vui vì mẹ đã chuẩn bị những bữa cơm, con cảm ơn mẹ nhiều lắm” vậy mà tựu nhiên tôi òa khóc. Hóa ra tôi có thể dạy con biết suy nghĩ, biết ngoan ngoan không phải là một cuộc chiến như tôi vẫn tưởng tượng. Dạy con biết ơn để con không vô ơn với những ngưới giúp chúng trưởng thành.

Đừng trách con “vô ơn” nếu không dạy chúng “biết ơn” ngay từ đầu

Đừng trách con “vô ơn” nếu không dạy chúng “biết ơn” ngay từ đầu

Lòng biết ơn giúp kết nối tình thân với nhau

Sau lần kể câu chuyện về con heo tôi thấy cậu con trai – người mà ưa “kiếm chuyện” nhất cũng đã bị sa vào cái bẫy mà tôi giăng ra, khi chúng giúp đỡ một ai đó cũng là lúc chúng đang tạo niềm vui cho chính mình. Như vậy chính lòng biết ơn đã kết nối tình thân con người với con người, lòng biết ơn giúp người ta biết trân trọng người khác, trân trọng chính mình. Khi trẻ học được lòng biết ơn chúng cũng sẽ thấy cuộc sống này thêm ý nghĩa hơn, vui vè và biết chia sẻ nhiều hơn. Đó cũng là kinh nghiệm nuôi dạy con mà tôi đúc kết được từ nhiều các bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Chúng ta đã dạy con “muốn gì được đó”, đã làm cho trẻ hầu hết mọi công việc trong gia đình vô tình đã tạo cho trẻ những thói quen không biết chia sẻ trong cuộc sống, vì thế trẻ luôn coi mình là quan trọng nhất, là trung tâm của một vũ trụ, mọi thứ trên đời được tạo ra là do mình. Điều nghịch cảnh lại là cha mẹ lại quên dạy con cách biết ơn, biết ơn với chính người sinh ra mình nhưng lại khắt ke với chúng phải biết cư xử, ép chúng phải cư xủ như người lớn thì chẳng có tâm hồn non nớt nào có thể thích ứng được.

Đừng trách trẻ vô ơn nếu ngay từ đầu cha mẹ chưa từng tạo cho chúng sự cảm kích cũng như bày tỏ niềm biết ơn trước những điều tốt đẹp và chưa tốt xảy đến cho mình.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội