Dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì?

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh được hầu hết các mẹ tin dùng để vệ sinh và giúp ngăn ngừa một số bệnh liên quan. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh còn khá nhạy cảm, khi dùng bất cứ sản phẩm nào cũng cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định.

Công dụng của nước muối sinh lý

Công dụng của nước muối sinh lý

Công dụng của nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý với tên hóa học là Natri Clorid là loại dung dịch được pha chế từ nước tinh khiết và muối theo một tỷ lệ thích hợp (Natri Clorid 0,9% tức là cứ 1 lít nước pha với 9 gr muối). Nước muối sinh lý có tính diệt khuẩn cao nhưng không phải là thuốc điều trị, chúng có thể mang lại lợi ích trong chăm sóc sức khỏe, khá an toàn cho mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh hay phụ nữ có thai. Theo đó, nước muối sinh lý có tác dụng diệt khuẩn nên thường được sử dụng để vệ sinh mắt, mũi và tai cho bé giúp kháng khuẩn và phòng một số loại bệnh trẻ em thông thường, cụ thể như:

  • Vệ sinh mũi: Nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé. Phương pháp này còn có tác dụng loại bỏ chất nhầy, giúp thông đường thở để bé cảm thấy dễ chịu hơn trong những trường hợp con bị nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Chăm sóc đôi mắt: Những ngày đầu sau sinh, trẻ sơ sinh rất dễ bị chảy nước, đổ ghèn ở mắt. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, dễ bị viêm kết mạc mắt. Lúc này mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt cho bé có thể làm trôi đi chất bẩn, ghèn mắt và mầm bệnh ra ngoài, đồng thời cấp ẩm và làm dịu mắt của bé.
  • Vệ sinh tai: Dùng nước muối sinh lý nhỏ vài giọt vào vành tai của bé sau đó dùng tăm bông lau nhẹ nhàng các ngóc ngách để làm sạch sẽ tai cho bé.

Những ưu điểm và nhược điểm khi dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Những ưu điểm và nhược điểm khi dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Những ưu điểm và nhược điểm khi dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh và hỗ trợ điều trị bệnh tai, mắt, mũi cho bé là phương pháp khá an toàn và hiệu quả bởi: Nước muối sinh lý không chứa bất kỳ thành phần hóa chất nào có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mặt khác, việc dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh khá là dễ dàng và nhanh gọn. Bạn có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh ở các hiệu thuốc, giá thành cũng khá là rẻ, hoặc cũng có thể tự pha ở nhà nhưng lưu ý pha đúng hướng dẫn và đảm bảo vô khuẩn trong quá trình này.

Dù có nhiều lợi ích và ưu điểm nhưng nếu không được dùng đúng cách, nước muối sinh lý cũng tồn tại một số nhược điểm, ví dụ người dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh không rửa tay và các dụng cụ (bông, gạc, lọ đựng…) cẩn thận, vi khuẩn có thể lây nhiễm từ tay sang bé khiến bé dễ bị nhiễm trùng.Việc dùng chung bình nhỏ nước muối với những người khác hoặc bé khác, bé cũng gặp phải nguy cơ lây nhiễm nhiều loại bệnh từ những người xung quanh. Mặt khác nếu sử dụng nước muối sinh lý quá nhiều (trên 4 lần/ngày) hoặc nước muối được pha với tỷ lệ không chính xác (đặc biệt là khi pha tỉ lệ muối quá cao)… làm cho bé bị khô mắt, khô mũi, chảy mũi nhiều hơn, thậm chí gây biến chứng đổ mồ hôi, khó thở, quấy khóc, buồn nôn… Gặp phải các triệu chứng này, bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay để kịp thời điều trị.

Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý cho bé

Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý cho bé

Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý cho bé

Theo kinh nghiệm chăm sóc con của nhiều bà mẹ thì khi mua và sử dụng nước muối sinh lý cho bé, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nước muối sinh lý hiện có 3 loại: loại để nhỏ mắt, mũi (10ml); loại để súc miệng, rửa vết thương (chai 500ml) hoặc loại để tiêm truyền. Bạn nên chọn loại phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Nên mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc uy tín, nhớ xem kỹ hạn sử dụng và bảo quản theo hướng dẫn, tránh dùng khi đã mở nắp lọ quá nửa tháng.
  • Trước khi vệ sinh cho trẻ người lớn phải rửa tay và các dụng cụ sạch sẽ, không dùng chung lọ nước muối của trẻ với người khác. Tránh để chạm đầu chai thuốc vào khu vực đang có bệnh vì có thể làm tái nhiễm bệnh sau đó.
  • Với vùng mắt, chỉ nên dùng nước muối sinh lý khi có dấu hiệu viêm nhiễm, có ghèn vàng, sưng đau… Nếu mắt bé bình thường, bạn nên hạn chế dùng bởi việc lạm dụng có thể khiến mắt bị khô, khó chịu, viêm giác mạc, ảnh hưởng tới chức năng của mắt.

Ngoài ra, khi rửa mũi cho bé bằng xi lanh hay dụng cụ bơm trực tiếp nước mũi vào mũi bé, cần tìm hiểu kỹ hướng dẫn cách rửa này bởi nếu dùng không đúng cách thì có thể làm hỏng niêm mạc mũi của bé. Bạn không nên nhỏ nước muối quá nhiều(trên 4 lần/ngày) vì điều này sẽ khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội