Đứa trẻ nào cũng mang trong mình “vết sẹo” bạo hành của cha mẹ

Nếu nhìn vào hành trình nuôi dạy con của mình thì cha mẹ sẽ không khỏi giật mình bởi ai cũng từng có hành vi bạo lực với trẻ để chúng mang nỗi đau tinh thần mà không liều thuốc nào chữa khỏi.

Cha mẹ vẫn đang sử dụng hành vi bạo lực hàng ngày mà không hề biết

Cha mẹ vẫn đang sử dụng hành vi bạo lực hàng ngày mà không hề biết

Cha mẹ vẫn đang sử dụng hành vi bạo lực hàng ngày

Vụ việc bé trai 10 tuổi ở Hà Nội bị chính bố đẻ bạo hành suốt 2 năm khiến chúng ta – những người đang làm cha mẹ phẫn nộ và tự hỏi “tại sao người ta lại có thể đánh đập, hành hạ chính con đẻ của mình?”, nhưng nếu nhìn vào hành trình nuôi dạy con cái của mình thì câu trả lời có thể sẽ khiến chúng ta giật mình “bởi vì, là cha mẹ, chúng ta ai cũng đều đã từng có hành vi bạo lực với con, chỉ là chúng ta không nhận ra mà thôi!”. Trước cơ quan điều tra, bố bé đã khai lý do hành hạ con là vì con quá nghịch ngợm, đi vệ sinh xong cuộn vào giấy cất vào trong tủ, mẹ kế sắc thuốc uống cháu bỏ đất vào trong… Dù đã được nhắc nhở nhiều nhưng vẫn tái diễn, do không kiềm chế được nên đã đánh con để “dạy bảo”. Đánh con, chửi mắng con, quát tháo con vì mục đích “giáo dục con”, đó dường như là lý do hiển nhiên để cha mẹ chúng ta cho phép mình có những hành vi bạo lực với trẻ. Thậm chí nhiều người vì sợ sự ương bướng, sợ sự phiền toái của con có ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình nên ngang nhiên cho mình cái quyền bạo lực với chúng. Bạn tôi từng kể anh chị của mình lục đục ly hôn vì ông chồng không chịu nổi cảnh con kén ăn, suốt ngày khóc quấy, vợ căng thẳng la mắng ép uổng con. Bầu không khí căng thẳng tột độ ấy cứ quẩn quanh, u ám hàng ngày trong mười mấy mét vuông của một căn nhà sống sống chung với bố mẹ chồng. Mỗi ngày, chúng ta căng não đối phó với bao nhiêu áp lực công việc đã đủ, về nhà lại nghe thấy tiếng trẻ con khóc tiếng chì chiết cáu giận, tiếng thở dài than vãn… thì người thường cũng khó mà bình thản được, vòng luẩn quẩn đó cứ thế lặp đi lặp lại mà không được giải tỏa, không có lối thoát, thì chúng phát điên là điều có thể hiểu được.

Khi chúng ta bất lực, khi chúng ta muốn trút giận, chúng ta sẽ rất dễ trút cơn cuồng nộ của mình vào con trẻ – vì chúng là đối tượng yếu thế hoàn toàn, không có khả năng tự vệ. Điều tệ hơn cả là khi chứng kiến cha mẹ bạo lực với con cái của họ thì những người xung quanh sẽ không có ai cảm thấy đủ liên quan để đứng ra ngăn cản, bảo vệ những đứa trẻ bị bạo hành đó. Thử nghĩ xem, bao nhiêu lần những bậc làm cha mẹ nhìn thấy những hành vi bạo lực của mình trong tình huống tôi vừa kể trên? “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” muốn nuôi con khỏe, dậy con ngoan thì trước hết những bậc cha mẹ phải biết cách học làm người, học cách kiềm chế tức giận, chúng ta sinh ra con, có nghĩa vụ nuôi dạy chúng nên người nhưng không có nghĩa chúng ta được quyền bạo hành và đối xử với chúng không giống một con người.

Đứa trẻ nào cũng mang trong mình “vết sẹo” bạo lực của cha mẹ

Đứa trẻ nào cũng mang trong mình “vết sẹo” bạo hành của cha mẹ

Bạo hành trẻ em để lại “vết thương lòng” sâu hoắm 

Bạo lực với trẻ em không chỉ là những trận đòn roi, đánh đập hay những hành vi bạo hành về thể chất mà còn bao gồm cả việc quát tháo, chửi mắng, đe dọa và nói những lời nói khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, thua kém bạn bè và ám ảnh tinh thần về sau. Bạo lực tinh thần đối với trẻ còn để lại những vết sẹo hằn sâu và đau đớn hơn rất nhiều lần bạo lực thể chất. Xuất phát từ cách nuôi dạy con không khoa học và sự căng thẳng, áp lực cuộc sống đã khiến nhiều bậc cha mẹ phải thú nhận rằng những khó khăn trong công việc, đồng thời cùng lúc với việc “lặp đi lặp lại hàng trăm những việc không tên kinh khủng khi không có kinh nghiệm chăm con nhỏ, sự căng thẳng đó vô hình khiến họ không thể kiểm soát những cơn tức giận và các cảm xúc tiêu cực của mình khi ở bên con nên đã có những hành vi bạo lực với chúng. Căng thẳng và trầm cảm được coi là một căn bệnh thời đại có sức tàn phá cực kì kinh khủng nhưng nguy hiểm hơn những người căng thẳng ấy lại là những người có “quyền”, “quyền đánh con – nuôi con”. Do đó, khi quá mệt mỏi hay căng thẳng thì bất cứ người bố hay người mẹ nào cũng hoàn toàn có thể trở thành một “loài thú dữ”. Chúng ta ép con ăn, nhồi nhét chúng dung nạp thức ăn bằng mọi cách, chúng ta quát tháo con vì chúng chậm chạp, lề mề hay so sánh con với các bạn bè của chúng, phạt đòn con vì… chúng không nghe lời hay những cái bạt tai vì chúng lỡ làm cha mẹ mất mặt giữa chỗ đông người…. Vậy nên hãy thử thẳng thắn nhìn lại chặng đường nuôi dạy con đã qua của mình, liệu có bố mẹ nào chắc chắn rằng, mình chưa từng một lần dùng bạo lực đánh đập với con trẻ?

Bạo lực trẻ em để lại “vết thương lòng” sâu hoắm

Bạo lực trẻ em để lại “vết thương lòng” sâu hoắm 

Nhịp sống gấp gáp, công việc bận rộn, tham vọng làm giàu, khát khao thăng tiến… tất cả những mục tiêu đó đã và đang rút cạn của chúng ta năng lượng, niềm vui và đặc biệt là thời gian, sự kiên nhẫn mà chúng ta cần để thư giãn và bình tĩnh nuôi dạy con, đó có phải là lý do khiến những bậc cha mẹ dù ý thức được nhưng vẫn phải chấp nhận rằng, nhiều hơn 1 lần mình đã để để lại trong tâm hồn và trên cơ thể con một vết sẹo từ hành vi bạo lực của mình mà không liều thuốc nào có thể chữa khỏi?

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội