Diệu kế nuôi con khỏe mạnh và thông minh từ 0-6 tháng tuổi

Làm cha mẹ ai cũng mong ước con cái mình lớn lên khỏe mạnh và thông minh. Với bí quyết chăm con theo từng tháng tuổi điều đó sẽ không còn là mong ước.

Những cách chăm sóc trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi

Những cách chăm sóc trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi

Khi con được 1 tháng

Những ngày đầu tiên sau sinh, cơ thể bé rất yếu ớt nên khi bế bé, người lớn phải hết sức cẩn thận. Những chiếc gối đầu trong giai đoạn này không cần thiết với bé, vì gối đầu có thể khiến bé bị vẹo cổ và khó hô hấp.

Ngoài ra, khi cho bé bú, mẹ cũng tránh cho bú thường xuyên ở một bên. Thay vào đó, hãy cho bé bú với cả hai bên vú. Điều này không chỉ có lợi cho quá trình sản xuất sữa mẹ mà còn phòng nguy cơ đầu bé bị biến dạng.

Khi dỗ bé ngủ, mẹ tránh đung đưa qua lại, vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ còn non nớt. Với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, việc chăm sóc và vệ sinh vùng rốn là điều hết sức quan trọng. Bởi rốn của bé trong giai đoạn này vô cùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Khi tắm cho trẻ, mẹ tuyệt đối không được để rốn ướt. Hàng ngày vệ sinh rốn ít nhất 1 lần mỗi ngày và phải đảm bảo chúng tự khô, rụng tự nhiên.

Chăm sóc con 1 tháng tuổi, mẹ cũng đừng quên đưa con đi tiêm phòng vắc xin theo định kỳ và để con khỏe mạnh, phát triển tốt mẹ chú ý cần cho con đi tiêm đủ 8 mũi tiêm quan trọng cho bé trước 6 tuổi để đảm bảo con tăng sức đề kháng.

Khi trẻ được 1 tháng tuổi mẹ nên chú ý trong cách vệ sinh cho con

Khi trẻ được 1 tháng tuổi mẹ nên chú ý trong cách vệ sinh cho con

Tháng thứ 2

Muốn nuôi con khỏe mạnh thông minh khi bé bước sang tháng thứ 2, mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé, vì giai đoạn này bé rất thích “hóng chuyện” và tỏ ra chăm chú khi nhìn cử động miệng của mẹ. Ngoài nói chuyện mẹ cũng nên ngân nga những bài hát để giúp con biết cảm thụ âm thanh ngay từ sớm.

Tháng thứ 3

Bé 3 tháng tuổi đã có thể lẫy hoặc xoay chuyển lung tung. Do vậy, mẹ tuyệt đối không để bé ở một mình, không có người lớn bên cạnh vì con có thể bị ngã do di chuyển. Tháng thứ 3, mẹ vẫn tiếp tục nói chuyện và chơi đùa thường xuyên với bé.

Tháng thứ 4

Tháng thứ tư, bé đã có những giấc ngủ ngắn hơn vào ban ngày và dài, liên tục hơn vào ban đêm. Thế nhưng, bé vẫn cần phải ngủ nhiều vào ban ngày, mẹ hãy sắp xếp để bé ngủ hài hòa cả ngày lẫn đêm.

Sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất cho bé vào thời điểm này nên ngoài sữa mẹ ở giai đoạn đoạn 4 tháng tuổi mẹ chưa cần bổ sung thêm cho gì cho con. Mẹ tuyệt đối không cho bé tiếp xúc với màn hình TV hay máy tính chỉ vì muốn bé sớm học hỏi được nhiều điếu sống động trong đó nhé. Giai đoạn này, bé chỉ cần nhìn khuôn mặt và giọng nói sinh động của bố mẹ, anh chị hoặc ông bà là đủ để bé tập trung và kích thích trí não rồi.

Bước sang tháng thứ 5- 6 mẹ nên cho con bắt đầu làm quen với đồ ăn dặm

Bước sang tháng thứ 5- 6 mẹ nên cho con bắt đầu làm quen với đồ ăn dặm

Tháng thứ 5

Bước vào tháng thứ 5, nhiều mẹ đã bắt đầu cho con chấm mút và ăn dặm. Nếu mẹ cũng bắt đầu cho bé tập tành ăn dặm trong giai đoạn này thì mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

– Đảm bảo cung cấp đủ từ 2 – 3 bữa bột cho bé mỗi ngày.

– Ngoài tinh bột, cần thêm số lượng nhỏ các nhóm dinh dưỡng khác có trong rau xanh, thịt, cá, dầu ăn…

– Cho bé ăn từ từ, từ ít đến nhiều và từ thức ăn loãng đến thức ăn đặc.

– Khi chế biến món ăn dặm cho bé, mẹ tuyệt đối tránh nêm thêm đường hoặc các loại gia vị khác vào.

Một trong những kinh nghiệm chăm con nhỏ cha mẹ nên học hỏi là không nên ép con ăn ở giai đoạn đầu mà hãy để trẻ ăn theo nhu cầu của bản thân.

Việc nuôi con khoa học ngay từ nhỏ sẽ tạo tiền đề phát triển tốt cho trẻ sau này

Việc nuôi con khoa học ngay từ nhỏ sẽ tạo tiền đề phát triển tốt cho trẻ sau này

Tháng thứ 6

6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để mẹ cho bé ăn dặm và là thời gian để mẹ tập cho bé thói quen ăn ngoan. Lúc này, mẹ nên cố gắng cho bé thưởng thức mùi vị tự nhiên của thực phẩm, hạn chế nêm muối, đường hay các loại gia vị khác vào thức ăn của bé.

Ở giai đoạn con trẻ đang lớn, trí não của trẻ đang tích cực phát triển hệ thống nhận biết và liên kết các âm thanh, hình ảnh, nền tảng quan trọng để bé bắt đầu học nói. Do vậy, mẹ hãy dành thời gian nói chuyện với bé thật nhiều để bé sớm biết nói.

Với những bí quyết nuôi dạy con thông minh khỏe mạnh, phát triển theo từng tháng tuổi hy vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con cái tốt nhất ngay từ giai đoạn đầu để tạo cho trẻ một nền tảng tốt giúp ích trong cuộc sống sau này.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội