Dấu hiệu cảnh báo thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Rốn lồi là một hiện tượng không hề hiếm gặp nhưng rất ít các bậc cha mẹ biết rằng đây có thể là một bệnh lý nguy hiểm nào đó.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Rốn lồi là một hiện tượng không hề hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ sinh non và thường bố mẹ đứa trẻ không nghĩ đây là một dấu hiệu bệnh lý. Tuy nhiên, nó không đơn giản, vì thế các bè mẹ cần tìm hiểu kỹ về tình trạng này để có cách khắc phục rốn lồi cho trẻ hiệu quả, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra do thiếu hiểu biết. Trên thực tế, rốn lồi bệnh lý ở trẻ sơ sinh gây ra do thoát vị rốn. Đây là hiện tượng một phần nội tạng lệch khỏi vị trí vốn có trong ổ bụng và chui vào lỗ rốn. Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh lỗ rốn vẫn chưa đóng kín. Phần tạng thoát vị tạo thành một khối lồi lên rõ rệt đẩy rốn lên cao.  Thường khối lồi sẽ nổi rõ hơn khi trẻ gắng sức, ví dụ: khóc to, ưỡn mình, rặn đại tiện, …

Hiện tại các nhà nghiên cứu chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra thoát vị rốn. Theo số liệu dịch tễ học, người ta nhận thấy rốn lồi sơ sinh do thoát vị thường gặp nhiều ở trẻ sinh non và những đứa trẻ nhẹ cân. Thống kê cũng chỉ ra tỉ lệ mắc bệnh ở bé gái cao hơn bé trai. Theo đó, triệu chứng thoát vị rốn thường có thể phát hiện ngay những tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp triệu chứng kín đáo, bố mẹ chỉ phát hiện khi trẻ đã lớn. Những triệu chứng chính của thoát vị rốn gồm:

– Khối lồi nằm dưới da quanh khu vực rốn.

– Khi trẻ gắng sức, ngồi, đứng thẳng khối lồi rõ hơn.

– Khối lồi di động, ấn nhẹ khối lồi có thể tụt vào trong.

– Kích thước khối lồi thường dưới 2,5cm. Tùy từng trẻ mà kích thước khối lồi khác nhau.

– Thông thường, khối lồi không gây đau cho trẻ. Trừ trường hợp thoát vị nghẹt hoặc xoắn/lồng ruột.

Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Mặc dù trong hầu hết trường hợp, rối lồi do thoát vị rốn không gây nguy hiểm tính mạng và ít ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Kể cả khi không áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị, rốn lồi có thể không gây đau và không gây bất cứ biến chứng nào. Chúng chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt là ở trẻ gái. Bởi vậy, một số trường hợp sẽ thực hiện phẫu thuật nhằm mục đích khôi phục hình dáng rốn đảm bảo thẩm mỹ. Thông thường, bệnh rốn lồi sợ sinh do thoát vị rốn sẽ tử khỏi khi bé được 1 tuổi. Một số trường hợp muộn hơn, bé được 4 – 5 tuổi rốn mới bớt lồi và lỗ hổng thành bụng được đóng kín.

Tuy nhiên, không phải tất cả rốn lồi đều lành tính. Thoát vị rốn có thể diễn tiến thành thoát vị nghẹt, gây nguy hiểm đến tính mạng bé. Đây là tình trạng một phần ruột bị tắc nghẽn tại vị trí thoát vị. Biểu hiện lâm sàng thường gồm: nôn chớ, đau bụng, chướng bụng, bé quấy khóc nhiều. Bố mẹ không được tự ý cố đẩy khối thoát vị vào trong. Tùy tình hình mà bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật đẩy khối thoát vị về vị trí cũ bằng phương pháp phẫu thuật hoặc phương pháp khác.

Theo đó, rốn lồi do thoát vị nghẹt có thể phòng tránh bằng một số biện pháp sau:

– Hạn chế việc bé gào khóc, qua đó hạn chế áp lực từ bụng lên rốn.

– Tránh táo bón cho trẻ bằng cách bổ sung nhiều chất xơ cho trẻ, các loại súp rau củ như: súp đu đủ, súp khoai lang giúp trẻ dễ tiêu hơn.

– Massage thành bụng cho bé mỗi ngày một cách nhẹ nhàng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bậc cha mẹ hiểu hơn về tình trạng rốn lồi ở trẻ. Thông qua đó các phụ huynh sẽ có kinh nghiệm chăm con và khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội