Cha mẹ nuôi con đừng áp dụng theo tư duy “nuôi lợn”

Cha mẹ cần hiểu việc nuôi dạy con không phải là áp đặt theo ý của người lớn mà phải tùy thuộc vào tâm lý chính con thì mới hiệu quả.

Trẻ không phải béo mới là trẻ khẻo mạnh

Trẻ không phải béo mới là trẻ khẻo mạnh

Có phải con béo khỏe mi là tốt?

Rất nhiều bậc cha mẹ luôn mong muốn có thể nuôi con béo khỏe để con phát triển tốt nhưng đó đâu phải vì yêu trẻ, mà vì muốn thỏa mãn cái sự ‘mát tay nuôi con’ của mình. Ít các bậc cha mẹ biết rằng, trẻ nhỏ chỉ cần ăn tốt, ngủ tốt không mắc các bệnh con trẻ là hoàn toàn yên tâm con đang phát triển rất tốt và khỏe mạnh. Trong quá trình nuôi con các mẹ không nên so bì con về cân nặng, chiều cao với những trẻ khác, vì mỗi trẻ sẽ có một thể chất khác nhau. Cha mẹ cũng nên không nên ép con ăn những thứ mà cha mẹ cho là tốt, chỉ cần cho ăn những đủ chất những thứ thật sự tốt cho sức khỏe và sự phát triển của con là được. Việc nuôi con to khỏe, béo tốt không phải là xấu nhưng thực sự không quá cần thiết vì chúng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ mắc thêm nhiều bệnh tật.

Các mẹ luôn chú đến sự thay đổi chiều cao cân nặng của con để đảm bảo bé đang phát triển bình thường không bị còi xương suy dinh dưỡng. Nhưng đó không phải là điều quan trọng nhất, qua các giai đoạn phát triển của bé mẹ nên chú ý đến cảm xúc, nhận thức và hành động của con nhiều hơn là việc con chỉ phát triển được cái “to xác”. Quan sát xem bao nhiêu tháng thì con biết nói? Biết bò? Biết đi? Có bị chậm so với quy định hay không? Đây mới là những điều quan trọng mà bất kỳ bố mẹ nào nuôi con trẻ đang lớn cần quan tâm.

Trẻ có thể phát triển tốt về mặt thể chất cũng như tinh thần là trẻ khỏe mạnh

Trẻ có thể phát triển tốt về mặt thể chất cũng như tinh thần là trẻ khỏe mạnh

Tại sao nuôi con béo chưa chắc đã tốt?

Tâm lý của người Việt nói chung và các bà mẹ nói riêng là vẫn thích trẻ bụ bẫm, mập mạp. Một số trẻ có thể chất khỏe mạnh bình thường nhưng không bụ có thể khiến người lớn lo lắng. Họ cũng nghĩ nuôi con béo khỏe mới đạt “chuẩn”. Đôi khi chính những lời bình luận, thậm chí chì chiết của người xung quanh đang tạo áp lực lên người mẹ. Tuy nhiên, theo nhà tâm lý, sự quan tâm, chăm bẵm của mẹ là tốt, nhưng khi quá ám ảnh, lo lắng các bà mẹ dễ đẩy áp lực cho trẻ, dẫn đến việc ép bé ăn, khiến con sợ ăn và việc cho ăn trở nên phản tác dụng. Thực tế, mỗi trẻ có cơ địa, khả năng hấp thụ thức ăn khác nhau hay do gen nên thể trạng cũng khác nhau. Nếu con vẫn ăn uống tốt, tăng cân đều, thì mẹ không nên lo lắng. Thậm chí, ngay cả khi con lên cân chậm hơn, thậm chí sút cân trong một số thời điểm, như khi bắt đầu mọc răng, bị bệnh… thì cũng là bình thường. Sau đó, chăm sóc, cho ăn đúng cách, trẻ sẽ lại khỏe mạnh và phát triển đúng nhịp.

Quan trọng nhất vẫn là tạo cho con sức đề kháng tốt, thói quen ăn uống khoa học, thấy ăn uống là niềm vui chứ không phải trong nước mắt làm tinh thần bé sợ sệt và không thoải mái. Các mẹ cũng không cần phải cố gắng nuôi con để cho giống trẻ tây, vì thực chất bản chất người Việt là thấp và nhẹ hơn so với người nước ngoài.

Và cũng để trẻ phát triển, tốt nhất nên nuôi dưỡng đúng từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ vì thế khi mang thai mẹ cần ăn uống tốt, bổ sung đủ vi chất… Trẻ dưới 1 tuổi cần được bú mẹ càng sớm càng sớm, được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và sau đó ăn dặm cân đối, đầy đủ các nhóm thực phẩm. Quan trọng là làm sao đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để bé ít nguy cơ mắc bệnh. Đó mới chính là cách nuôi con khoa học mà các ông bố bà mẹ hiện đại cần học tập.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội