Bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm hay không?

Sâu răng ở trẻ nhỏ là một tình trạng cấp tính, bệnh phát triển nhanh xuất hiện ở một phần ba cổ răng cửa sữa hàm trên và cuối cùng phá hủy toàn bộ thân răng.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ

Trên lâm sàng bệnh sâu răng ở trẻ tiến triển nhanh chóng, bắt đầu là đốm trắng mất khoáng phát triển dần thành ổ sâu. Hậu quả nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời là làm trẻ đau đớn, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của trẻ cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân sau này.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ

Sâu răng là bệnh của trẻ do nhiễm khuẩn, lây nhiễm và là một đa yếu tố với ba yếu tố chính là: vi khuẩn trong mảng bám răng, chế độ ăn có nhiều đường và cấu trúc răng dễ bị ảnh hưởng.

Các yếu tố này tương tác với nhau trong một thời gian nhất định sẽ gây ra sự mất cân bằng trong quá trình khử khoáng và tái khoáng hóa xảy ra ở giao diện của bề mặt răng và màng sinh học. Dựa trên những đặc điểm này, sâu răng xảy ra là do sự khử khoáng mô răng, là hậu quả của nhiễm trùng răng do vi khuẩn acid. Quá trình sâu răng còn tùy thuộc vào sự tiếp xúc thường xuyên của nhóm chất Carbohydrate lên men răng và chịu ảnh hưởng của nước bọt, flour, các nguyên tố vi lượng khác. Ngoài ra các nguyên nhân như yếu tố cơ sinh học, tâm lý xã hội và hành vi cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo lỗ sâu răng. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân đã được xác định rõ của sâu răng ở trẻ nhỏ là do người nuôi dưỡng hay ru ngủ trẻ với bình sữa hay nước ngọt và tình trạng này kéo dài trong suốt thời gian ngủ của trẻ, điều này đã gây thuận lợi cho các yếu tố sinh sâu răng và tăng nguy cơ sâu răng ở những trẻ này.

Đặc điểm lâm sàng của sâu răng trẻ em

Đặc điểm lâm sàng của sâu răng trẻ em

Đặc điểm lâm sàng của sâu răng trẻ em

Tổn thương ban đầu xuất hiện như là đốm trắng ở mặt ngoài của răng cửa hàm trên ở vùng tiếp giáp với bờ nướu, sau đó lan đến những răng cối hàm trên, răng cối hàm dưới và hiếm khi ở răng cửa hàm dưới, sau đó khoảng 6 đến 12 tháng sẽ tiến triển thành tổn thương sâu răng và có thể đổi màu sang vàng, nâu, thậm chí đen. Mô hình sâu răng ở trẻ nhỏ khác với sâu răng ở trẻ lớn hơn. Dạng sâu răng này ảnh hưởng đến các răng cửa sữa hàm trên và các răng cối sữa thứ nhất hàm trên, các răng phơi nhiễm với sâu răng thì càng dễ bị ảnh hưởng. Các răng cửa sữa hàm trên dễ bị tổn thương nhất, trong khi các răng cửa sữa hàm dưới được bảo vệ bởi lưỡi và nước bọt được tiết ra từ tuyến nước bọt dưới lưỡi và dưới hàm.

Về mặt lâm sàng, sâu răng ở trẻ nhỏ được phân theo 3 mức độ

  • Mức độ I (nhẹ đến trung bình): Tổn thương sâu răng liên quan đến răng cối và/hoặc răng cửa. Nguyên nhân thường là do kết hợp giữa thức ăn đặc hoặc hơi đặc sinh acid với vệ sinh răng miệng kém. Thường gặp ở trẻ em từ 3 đến 6 tuổi.
  • Mức độ II (trung bình đến nặng): Tổn thương sâu răng ảnh hưởng đến mặt ngoài, trong của răng cửa hàm trên có hay không có sâu răng cối phụ thuộc vào tuổi của trẻ và giai đoạn bệnh, các răng cửa hàm dưới không bị ảnh hưởng. Nguyên nhân liên quan đến việc sử dụng bình nuôi dưỡng hoặc bú mẹ không thích hợp hoặc kết hợp cả hai, có hoặc không có vệ sinh răng miệng kém. Loại SRTN này thường được tìm thấy sớm sau khi mọc chiếc răng đầu tiên. Nếu không kiểm soát tốt sẽ tiến triển thành SRTN loại III.
  • Mức độ III (trầm trọng): Tổn thương sâu răng ảnh hưởng trên hầu hết các răng bao gồm cả răng cửa hàm dưới. Nguyên nhân thường là do sự kết hợp của thực phẩm sinh acid và vệ sinh răng miệng kém, thường xảy ra ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Dạng sâu răng này có tính lan rộng và liên quan đến toàn bộ mặt răng.

Mẹ nên chú ý các thực phẩm để phòng ngừa bệnh sâu răng cho con

Mẹ nên chú ý các thực phẩm để phòng ngừa bệnh sâu răng cho con

Tổn thương sâu răng tiến triển hay dừng lại là do ảnh hưởng của sự cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố gây bệnh trong môi trường miệng. Sự phát triển của sâu răng là một quá trình động, các sản phẩm có tính acid sinh ra từ quá trình trao đổi chất của vi khuẩn tác động lên bề mặt răng làm mất khoáng. Nếu sự mất khoáng dưới bề mặt men răng đủ nhiều, cuối cùng sẽ gây ra sự sụp đổ của bề mặt răng nằm phía trên và tạo thành một khoảng trống hay còn gọi là lỗ sâu.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội